o Vi mạch 74245
Ngoài Vi mạch 74244, còn một loại Vi mạch Đệm có Điều khiển nữa vẫn thường rất hay được sử dụng trong các Hệ Điều khiển đó là 74245 (hoặc 74HC245 hoặc 74LS245…) được mô tả như dưới đây:
Loại Vi mạch 74245 nói trên không chỉ có chứa 8 Mạch Đệm có Điều khiển mà còn có khả năng chọn được Hướng Điều khiển bởi vì cấu trúc của Vi mạch này có chứa hai nhóm với mỗi nhóm có 8 Mạch Đệm ngược chiều nhau sao cho có thể chọn được theo một chiều Vào/Ra nhất định.
Bảng Chức năng Điều khiển trên đây cho thấy rằng nếu Chân OE được đặt ở mức thấp (0V hoặc còn gọi là mức L) thì nó mới cho phép Ngõ ra thay đổi theo Ngõ vào. Ngược lại, nếu OE bị đặt ở mức cao (5V hoặc còn gọi là mức H) thì mạch ở trạng thái bị ngắt (hở mạch) đối với mạch ngoài.
Đặc biệt, ngay khi Chân OE đặt ở mức thấp cho phép các Mạch Đệm ‘thông mạch’ thì nó có thể thông từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái (đầu ra thành đầu vào… và đầu vào trở thành đầu ra) tùy thuộc vào mức Logic được đặt vào chân chọn hướng là ‘DIR’ sao cho nếu DIR = L thì các Chân được ký hiệu theo thứ tự từ A0 đến A7 được gọi là các Ngõ vào và các Chân được ký hiệu từ B0 đến B7 sẽ được gọi là Ngõ ra và lúc bấy giờ Bn = An (tức là Ngõ ra bằng trạng thái của Ngõ vào). Ngược lại, nếu DIR = H thì các Chân từ B0 đến B7 lại trở thành Ngõ vào còn các chân A0 đến A7 lại trở thành Ngõ ra và lúc bấy giờ Bn = An (n được xác định từ 0 đến 7).
Hình trên mô tả rõ hơn về cấu trúc bên trong của toàn bộ Vi mạch 74245 và hình bên trái mô tả rút gọn cấu trúc của 74245.
· Ứng dụng
Nhiệm vụ cơ bản của Mạch Đệm là để phối hợp trở kháng giữa các Ngõ ra của một Mạch Logic bất kỳ với nhiều Mạch Logic khác được ghép với Ngõ ra của nó nhằm đảm bảo Ngõ ra của Mạch Logic đó không bị quá tải (hay nói cách khác, Mạch Đệm có nhiệm vụ tăng ‘Công suất’ hoặc tăng ‘Cường độ đòng điện cho tải’ Ngõ ra của Mạch Logic đang xét).
Trong những trường hợp khác, nếu sử dụng các Mạch đệm 3 trạng thái ngõ ra thì nó cho phép cách ly được các mạch ghép liên kết có tính chất hoạt động theo chế độ tuần tự như các ví dụ cụ thể dưới đây:
Mạch bên đây cho thấy Mạch Đệm 7407 để phối hợp giữa Ngõ ra QA của IC 74393 với nhiều tải đầu ra là 7400, 7402 và 7408… nhờ vậy Ngõ ra của 74393 không bị quá tải.
Ngược lại, nếu không có Mạch Đệm 7407 thì các Ngõ ra của 74393 không thể cho phép ghép nối với nhiều phần tử Logic khác cùng lúc.
Mạch bên đây cho phép lựa chọn một trong hai ‘đường truyền’ để lấy QA hoặc QD thông qua hai Mạch Đệm 3 trạng thái là 74126 (U6A và U6B):
Nếu chọn ‘đường truyền’ U6A thì lệnh điều khiển chọn đường Select = 0, khi đó U6A mở cho QA dẫn đến lối ra Out và U6B sẽ bị ngắt trong trạng thái hở mạch không ảnh hưởng đến U6A.
Ngược lại, nếu chọn ‘đường truyền’ U6B thì lệnh điều khiển Select = 1 và khi đó U6B mở cho QD được dẫn đến lối ra Out và U6A bị ngắt ở trạng thái hở mạch không gây ảnh hưởng cho U6B.
· Thiết kế và lắp ráp
Hình trên đây cho thấy rằng các Mạch Đệm (ví dụ, Mạch Đệm 2 Hướng 74LS245) được sử dụng rất phổ biến trong các MainBoard Máy tính cũng như các Hệ thống Điều khiển sử dụng các Vi Xử lý để có nhiệm vụ chọn hướng xuất hoặc nhập Dữ liệu giữa các Thiết bị ngoài với Vi Xử lý:
Nếu chọn lệnh Dir = 1 thì Dữ liệu được nhập vào Vi Xử lý, nếu Dir = 0 thì Dữ liệu sẽ được xuất từ Vi Xử lý ra ngoài.
· Cách kiểm tra và phán đoán hư hỏng
Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh
Lưu ý: Các bài viết trên in lại các trang web hoặc các nguồn phương tiện truyền thông khác không xác định nguồn http://tri-heros.net là vi phạm bản quyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn