Các Học thuyết Phương Đông Cổ đại - Công ty TNHH Tam Hùng

Các Học thuyết Phương Đông Cổ đại

Thứ sáu - 18/01/2013 21:31
Khoa học Phương Đông Cổ đại được tạo thành từ ba Học thuyết cơ bản và quan trọng nhất đó là Thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành và Bát Quái. Dựa vào Khoa học Phương Đông Cổ đại, Công trình nghiên cứu này đã khai triển các Nguyên lý cơ bản thành 108 Nguyên lý Dẫn xuất cũng như hình thành nên 108 Lý thuyết khác nhau cho Khoa học Hiện đại với hơn 7000 trang và thiết lập nên một Học thuyết mới được gọi là Khoa học Hệ thống (và cũng còn được gọi là Đại Pháp Toàn Thư).

   6./.  Các Học thuyết của Khoa học Phương Đông Cổ đại

Chúng ta phải thừa nhận rằng Nền Văn minh Cổ đại của Phương Đông đã từng tạo ra cho Nhân loại những thành quả Vĩ đại trên khắp Thế giới mà cho đến ngày nay Khoa học Hiện đại vẫn không thể sánh được.

Những thành quả đó được khởi nguồn từ nền Khoa học Phương Đông Cổ đại của Ấn độ, Ai cập, Hylạp và Trung Hoa...

Nền Khoa học Phương Đông Cổ đại đã biết vận dụng một cách tài tình Phép Qui nạp để đồng nhất mọi Qui luật Vận động của Tự nhiên, Vũ trụ Xã hội, Con người... (từ Thế giới Vi mô của các Hạt cơ bản cho đến Thế giới Vĩ mô của Các Thiên thể và Hệ Thiên thể...) bởi ba Qui luật căn bản đó là Âm – Dương, Ngũ Hành và Bát Quái (được gọi là Tam Thuyết).  

Nền Khoa học Phương Đông Cổ đại (Tam Thuyết) được đúc kết từ các Phép Qui nạp mà từ đó đã áp dụng các Thuật ngữ được gọi là Thuật ngữ Gán để thay thế cho tất cả mọi sự vật hiện tượng riêng biệt khác vì vậy nó trở nên mơ hồ khó hiểu.

Hơn nữa, nó chính là một nền Văn minh Vĩ đại nên rất khó có thể truyền đạt một cách đầy đủ từ các Triều đại Phong Kiến cho đến Xã hội Hiện đại, từ nước này sang nước khác, từ Ngôn ngữ này sang Ngôn ngữ khác... cũng như rất khó cho những vận dụng thực tiễn.

Cuối cùng, các cuộc Thập Tự Chinh thời Trung Cổ ở Thế kỷ thứ 16 đã tàn phá Phương Đông làm cho Nền Văn minh Phương Đông dần dần bị chìm vào quên lãng.

Công trình nghiên cứu này đã chuyển nghĩa của các Thuật ngữ Gán của Khoa học Phương Đông Cổ đại thành các biểu thức và ý nghĩa Toán học Thuần tuý để đồng nhất cách diễn đạt cũng như vận dụng với Khoa học Hiên đại mà trở nên dễ dàng cho việc truyền thụ – tiếp thu và vận dụng...

Theo Quan điểm mới, Công trình nghiên cứu này diễn đạt các Ý nghĩa và các Khái niệm của Tam Thuyết theo các Phương pháp luận Hiện đại trên cơ sở của Lượng tử hoá và Xác suất hoá...

 

·        Học thuyết Âm – Dương

Thuyết Âm – Dương nghiên cứu về các Qui luật Đối lập: Khoa học Cổ đại của Phương Đông chứng minh rằng mọi Sự vật và Hiện tượng trong Vũ trụ, Tự nhiên và Xã hội... luôn đối lập nhau theo từng đôi một.

Trong đó, Âm (Yin) và Dương (Yang) chỉ là một Cặp Thuộc tính đối lập có tính đại diện trong vô số các Cặp Thuộc tính Đối lập của Vũ trụ, Tự nhiên và Xã hội...

Thêm vào đó, Thuyết Âm – Dương hàm ý rất sâu xa và Nguyên lý rất thâm sâu được biểu đạt bởi Hình học Trực quan.

Với Hình học Trực quan, Biểu tượng của Thuyết Âm – Dương chỉ gồm hai hình ảnh mô tả đối lập nhau có hình dạng giống hai con cá được gọi là Cá Âm – Dương, mỗi con cá tượng trưng cho một thể Âm (Yin) hay Dương (Yang), có nghĩa rằng mọi Thực thể phải có đủ Âm và Dương nói lên đặc tính Âm – Dương tuyệt đối.

Mắt của mỗi con cá đối lập với chính nó có nghĩa rằng ‘Trong Dương có Âm và trong Âm có Dương’ nói lên đặc tính Âm – Dương tương đối.

Giả sử Bán kính R được đặt tại tâm của Biểu tượng Âm – Dương thì nó có thể diễn đạt được mối quan hệ Âm – Dương như sau:

ïRï = ïPï + ïNï

Trong đó, P = Dương (Yang), N = Âm (Yin)

Theo biểu thức đó, có thể lý giải các ý nghĩa trực quan của Biểu tượng Âm – Dương lần lượt như dưới đây:

§                 Âm – Dương đối lập

P =  – N

Âm và Dương luôn có các Thuộc tính khác nhau (trái ngược nhau) nên chúng luôn đối lập nhau. Hai Nghi của Âm – Dương chính là hai thể đối lập nhau của Lưỡng Nghi.

Như đã đề cập, sự đối lập giữa Âm và Dương tạo ra những Thuộc tính khác nhau cho Vũ trụ và Vật chất cũng như các Thực thể trong Tự nhiên, Vũ trụ và Xã hội...

§                 Âm – Dương tương tác

P Å N = E

or N Å P = – E

Trước hết, sự đối lập giữa Âm và Dương gây nên sự tương tác giữa chúng. Sự tương tác này được mô tả bởi hình bên.

Như đã trình bày, Khoa học Phương Đông Cổ đại có thể lý giải và chứng minh được sự tương tác giữa các Thực thể, hiện tượng và sự vật trong Vũ trụ, Tự nhiên và Xã hội... một cách rất rõ ràng và đơn giản nhưng Khoa học Hiên đại lại rất khó lý giải mặc dù nó có thể chỉ ra được có sự tương tác nhưng tại sao có sự tương tác thì không lý giải được (nguyên nhân gây nên tương tác theo quan điểm của Khoa học Phương Đông Cổ đại là do sự khác nhau về giá trị giữa các Thực thể, Sự vật và Hiện tượng...). 

§                 Âm – Dương bảo toàn

If U = Constant

then U = R = ïPï + ïNï

Cũng theo Biểu tượng trực quan của Học thuyết Âm – Dương có thể rút ra Nguyên lý Bảo toàn: Tổng các giá trị Tuyệt đối của Âm và Dương là một hằng số khi Vũ trụ là Một Tập hợp bất biến.

Theo kết quả, nếu Âm tăng (theo Giá trị Tuyệt đối) thì Dương phải giảm và ngược lại nếu Dương tăng thì Âm giảm (theo trị Tuyệt đối) và được gọi là Nguyên lý ‘Âm thịnh – Dương suy, Dương thịnh – Âm suy).

Có nghĩa rằng các giá trị có giá trị của Vũ trụ bằng tổng các Giá trị Tuyệt đối của Âm và Dương là một giá trị cực lớn (vô cùng) nhưng tổng các Giá trị thực của Âm và Dương luôn bằng Không. Đây chính là Nguyên lý Âm – Dương Tiêu trưởng của Học thuyết Âm – Dương (Âm thịnh – Dương suy hoặc Dương thịnh – Âm suy).

§                 Âm – Dương loại trừ

If U = Æ

Then U = P Å N = 0

Từ biểu tượng trực quan của Học thuyết Âm – Dương, và như trên vừa đề cập, tổng các giá trị thực của Vũ trụ (Âm và Dương) luôn bằng Không nếu Vũ trụ là một Tập Rỗng.

Theo trên, nếu Âm tăng (theo trị Tuyệt đối) thì Dương cũng phải tăng theo để Tổng các Giá trị thực của chúng luôn bằng Không.  

§                 Âm – Dương biến đổi

U = 0 and R = Constant

R =  ïPï + ïNï

Þ     Sign(P­) = Sign(N) and Sing(P¯) = Sign(N)

    Or Sign(N­) = Sign(P) and Sign(N¯) = Sign(P)

          Trong đó, Sign là Dấu Âm hoặc Dương.

Đồ thị dưới đây mô tả sự biến thiên của Âm và Dương: Nếu Dương tăng lên vượt quá một Ngưỡng LH thì nó sẽ trở thành Âm. Ngược lại, nếu Âm giảm xuống dưới Ngưỡng L thì nó sẽ trở thành Dương.

Tương tự, sự tăng hoặc giảm của Dương cũng sẽ biến thành Âm...

Đây chính là Nguyên lý Âm – Dương Biến hoá lẫn nhau của Học thuyết Âm – Dương.

Lưu ý: Khoa học Phương Đông Cổ đại hoàn toàn khẳng định rằng sự biến đổi của Âm – Dương tuần hoàn: Âm có thể trở thành Dương và Dương có thể trở thành Âm nếu chúng vượt quá hoặc dưới Ngưỡng xác định giá trị Lượng tử của Âm và Dương.

§                 Âm – Dương Lệch Phase

"P and "N ® jP = – jN

Theo hình bên và theo biểu tượng trực quan của Học thuyết Âm – Dương cho thấy rằng hai Nghi luôn nằm đối xứng nhau hàm ý về sự Lệch Phase giữa Âm và Dương, Phase jP của Dương luôn lệch nhau so với Phase của Âm jN.

Lưu ý: Khoa học Phương Đông Cổ đại cho rằng Dương tương ứng với những giai đoạn gia tăng của đồ thị và Âm tương ứng với những khoảng biến thiên giảm của đồ thị. Đó cũng chính là sự thâm thuý và siêu nghiệm của Khoa học Phương Đông Cổ đại.

§                 Âm – Dương sinh lẫn nhau (Nguyên lý Sinh Khối)

" U = E ® P + N = E

            Từ các Nguyên lý trên lại có thể suy ra rằng với Giá trị Tương đối của Vũ trụ bằng E, với mọi giá trị của E, nếu Dương gia tăng thì Âm cũng phải tăng theo (theo trị tuyệt đối) sao cho Tổng các giá trị của Âm  và Dương luôn được giữ nguyên giá trị không đổi.

Tương tự, nếu Âm gia tăng (theo trị tuyệt đối) thì Dương cũng phải tăng theo để tổng các giá trị của chúng không thay đổi.

Đây cũng chính là Nguyên lý Trượt: Âm và Dương cùng biến thiên sao cho Tổng các Giá trị Tương đối theo các Giá trị Đại số của chúng luôn không đổi.

§            Âm – Dương xa gần

          Cũng từ biểu tượng trực quan nói trên cho thấy rằng đuôi của Lưỡng Nghi nằm xa nhau và đầu của Lưỡng Nghi nằm sát nhau hàm ý về Nguyên lý Tương tác Xa – Gần: Các Thực thể luôn tương tác lẫn nhau ở khắp mọi nơi phụ thuộc vào khoảng cách và giá trị giữa chúng. Nó chứng minh rằng giá trị của Âm và Dương càng nhỏ thì khoảng cách giữa chúng càng xa nhau. Hay nói đúng hơn là các Thiên thể tương tác nhau luôn hướng các Bán cầu nặng (Over) vào nhau và các Bán cầu nhẹ (Minus) ra xa nhau.         

          Chú ý: Trên thực tế, mọi Thực thể với Tỷ trọng cao sẽ có kích thước nhỏ hơn so với những Thực thể có Tỷ trọng thấp. Khoa học Phương Đông Cổ đại khẳng định rằng mọi Sự vật – Hiện tượng luôn được tạo bởi hai nửa cấu trúc (tương ứng với Âm và Dương) không giống nhau: Một nửa cấu trúc với Tỷ trọng  cao và nửa kia có Tỷ trong thấp. Khi đó, các nửa có Tỷ trọng cao của các Thực thể sẽ tương tác nhau mạnh hơn nên sẽ gần nhau hơn. Ngược lại, các nửa có Tỷ trọng thấp sẽ tương tác nhau yếu hơn nên sẽ xa nhau hơn.

Như mô tả ở hình trên, nửa cấu trúc của Thiên thể có Tỷ trọng cao được biểu thị bằng nửa lớn. Ngược lại, nửa có Tỷ trọng thấp được biểu thị bằng nửa bé (trên thực tế, nửa có Tỷ trọng cao luôn có kích thước bé hơn nửa có Tỷ trọng thấp).

§           Âm – Dương nghiêng (lệch nhau)

Phụ thuộc vào tuần tự tương tác của Âm và Dương theo Tỷ trọng và Mật độ cũng như Giá trị của Âm và Dương sao cho phương – chiều của các Thực thể và Thiên thể trong Trương Tương tác luôn bị nghiêng. 

Hình dưới đây mô tả sự lệch nghiêng của Trục quay của Trái đất (cũng như Trục quay của tất cả các Thiên thể đều bị nghiêng) quay quanh Mặt trời: Cực Bắc của Trái đất nặng hơn Cực Nam của Trái đất nên sẽ hướng vào Mặt trời nhiều hơn và Cực Nam vì nhẹ hơn nên sẽ hướng xa Mặt trời hơn và tạo nên độ nghiêng.

Tuy vậy, Trái đất phải tương tác với các Thiên thể khác ở các lớp Quĩ đạo Thiên thể bên ngoài nó nên Cực Bắc của Trái đất cũng phải hướng nhiều hơn vào các Thiên thể bên ngoài mà vì vậy Cực Bắc của Trái đất được giảm độ nghiêng hướng về Mặt trời.

Ngoài ra, nhiều Nguyên lý khác cũng được rút ra từ ý nghĩa hàm ẩn theo Biểu tượng Hình học Trực quan của Học thuyết Âm – Dương để tạo thành Hệ thống Nguyên lý Cơ bản (gồm 108 Nguyên lý và 108 Định luật) của các Qui luật Tự nhiên, chứng tỏ sự siêu phàm và thâm nho của Học thuyết Âm – Dương nói riêng và Khoa học Phương Đông Cổ đại nói chung.

·        Thuyết Ngũ Hành

Thuyết Ngũ Hành nghiên cứu về các Nguyên lý Động học: Khoa Học Phương Đông Cổ đại khẳng định rằng mọi Thực thể trong Vũ trụ, Tự nhiên và Xã hội... luôn vận động theo năm Phase trong mỗi Chu kỳ.

Vật lý Hiện đại cũng thừa nhận rằng Vật chất trong Tự nhiên luôn có thể thay đổi qua năm Phase, năm Giai đoạn, năm Trình tự, năm Trạng thái... Ví dụ như các Trạng thái thay đổi của Vật chất từ thể Rắn sang thể Lỏng, từ thể Lỏng sang Khí... theo Chu trình tuần hoàn dưới đây:

Rắn ® Lỏng ® Khí ® Plasma ® Photon ® Quay về Solid (Rắn)

Tương tự, quá trình biến đổi năm dạng Năng lượng Tự nhiên cũng được bảo toàn theo qui luật tuần hoàn khép kín dưới đây:

Quang ® Nhiệt ®® Từ ® Điện ® Trở về Quang năng

Trên thực tế, Chu trình biến đổi Năng lượng và Vật chất trong Vũ trụ và Tự nhiên có thể được mô tả bởi Chu trình Ngũ Hành như hình dưới đây.

Sự mô tả đó là một tư tưởng Siêu phàm của Phương Đông Cổ đại.

Bảng Hệ thống Tuần hoàn các Nguyên tố Hoá học của Mêndleep cũng gồm năm trạng thái của các Nguyên tố bao gồm Kim, Trung Kim, Bán dẫn, Á kim và Phi Kim.

Khoa học Cổ đại Phương Đông cũng khẳng định rằng có 5 loại Hạt cơ bản có thời gian sống bền vững trong Vũ trụ và Tự nhiên.

Hơn nữa, Khoa học Phương Đông Cổ đại cũng từng cho rằng Trái đất quay quanh Mặt trời trên một Quĩ đạo Lượng tử: Quĩ đạo Lượng tử của Trái đất không phải là một Quĩ đạo Tĩnh mà chính nó cũng xoay quanh Mặt trời theo 5 phương vị khác nhau (bắt đầu từ vị trí 1 đến vị trí 2,... cuối cùng là vị trí 5 và lặp lại từ đầu).

Tương tự, Hệ Mặt trời cũng quay quanh Vũ trụ trên Hệ thống Quĩ đạo Lượng tử theo Chu trình Ngũ Hành.

Nhờ đó, người Phương Đông Cổ đại đã tính được Hệ Mặt trời (Thái Dương Hệ) có năm Chu trinh tuần hoàn, mỗi Chu trình được tạo bởi 12 con giáp và hợp thành 60 Hoa Giáp Tý (mỗi Vòng Chu trình có 60 năm)

·        Thuyết Bát Quái

Thuyết Bát Quái nghiên cứu về các Nguyên lý Sinh – Thành: Khoa học Phương Đông Cổ đại cho rằng mọi Thực thể trong Vũ trụ, Tự nhiên và Xã hội... luôn hình thành và phát triển liên tục thông qua tám trạng thái xác định trong mỗi Vòng Tuần hoàn lớn.

Khoa học Cổ đại Phương Đông khẳng định rằng Âm và Dương là nguồn gốc cơ bản của Vũ trụ và mọi Thực thể cũng như Hiện tượng. Đó chính là Quan điểm rất đúng đắn và rất thâm sâu.

Âm và Dương được sinh ra và sẽ tác động làm cho Vũ trụ mất cân bằng nên Vũ trụ phải tác động để loại trừ cả Âm lẫn Dương như sau:

U = P + N = 0

Âm và Dương có các Thuộc tính riêng biệt trái nghịch nhau nên Âm và Dương luôn đối lập nhau.

Do sự khác nhau giữa Âm và Dương nên Âm và Dương không thể loại trừ nhau theo Nguyên lý Loại trừ như sau:

P Å N = E and N Å P = – E

Sự đối lập giữa Âm và Dương tạo ra tương tác giữa chúng

Sự tồn tại của Âm và Dương sẽ tạo nên sự tương tác giữa chúng và luôn tạo ra các Nhiễu loạn Vũ trụ gây nên sự tăng trưởng giá trị Lượng tử của Âm và Dương dẫn đến làm Vũ trụ tăng trưởng không ngừng.

Vì vậy, Âm và Dương liên tục phát triển và tác động trở lại để sinh ra các Nhiễu loạn mới cũng như tạo ra các Sai số Lượng tử rất lớn giữa các Lượng tử Âm và Dương trở nên rất khó cân bằng cho Vũ trụ nói chung.

Do sự tương tác giữa các Lượng tử Vũ trụ, các Sai số Lượng tử được sinh ra liên tục và được tồn tại trong Vũ trụ nhờ sự khác nhau giữa các Cặp Sai số Lượng tử đối lập.

Các Cặp Sai số Lượng tử Đối lập tồn tại như thế nào?

Các Cặp Sai số Lượng Đối lập sẽ tạo thành một Cặp Tập hợp con của Vũ trụ khiến cho Vũ trụ tăng trưởng giá trị theo Nguyên lý Bán cộng:

P = ;

N =

Trong đó, Pi là Sai số Lượng tử Ei; Ni là Sai số lượng tử – Ei

Khi Sai số Lượng tử của Âm và Dương tăng dần, Âm và Dương cũng tăng dần và vượt quá Ngưỡng xác định Lượng tử thì nó sẽ gây nên sự tự bán rã cấu trúc để tạo ra các Lượng tử mới sao cho mỗi Lượng tử có thể xác định được một giá trị tồn tại với tuổi thọ bền vững cũng như để làm giảm sai số giữa các Lượng tử để có thể loại trừ nhau theo từng đôi cùng giá trị – đối lập theo sự mô tả dưới đây:

      (P = P­ + P¯) and (N = N­ + N¯)

Þ (P­ Å N­ = 0) and (P¯ Å N¯ = 0)

Nhưng Quá trình Bán rã Cấu trúc của Âm và Dương không bao giờ có thể đạt được khả năng loại trừ được sai số giữa các Cặp Lượng tử con, điều này được mô tả bởi các hệ thức dưới đây:

P­ + N­ = x1

P¯ + N¯ = x2

Nó luôn tạo ra Sai số Lượng tử giữa các Cặp Lượng tử con nên chúng không thể loại trừ nhau theo từng Cặp Lượng tử con như ‘ý muốn’. Nhờ vậy mà các Cặp Lượng tử con luôn được tồn tại bền vững.

Nó cho phép giải thích tại sao các Proton và Electron có thể tồn tại bền vững cùng nhau trong một khoảng cách cực nhỏ nhưng Khoa học Hiện đại không thể giải thích được rõ ràng.

Những giá trị Lượng tử nào có thể cho phép các Thực thể, Thiên thể và các Hạt cơ bản có thể tồn tại bền vững?

Theo Khoa học Phương Đông Cổ đại, Giá trị Lượng tử ban đầu có thể được xác định bất kỳ (theo Nguyên lý bất Xác định gần giống như Nguyên lý Bất định Heisenberg): Với giá trị đó, Nhất thể ban đầu là Âm hoặc Dương có thể được tạo ra và tồn tại trong Chu kỳ đầu tiên. Tiếp đó là Chu kỳ thứ hai, Lượng tử đối lập với nó sẽ được sinh ra làm cho Tổng giá trị Tuyệt của Vũ trụ được tăng gấp đôi...

Chu kỳ thứ ba, Vũ trụ sẽ tăng lên gấp bốn so với giá trị ban đầu...

Như vậy, các Cấp độ Lượng tử liên tục được tăng lên gấp đôi và Khoa học Phương Đông Cổ đại đã khẳng định rằng Giá trị của Vũ trụ tăng gấp đôi sau mỗi Chu kỳ Bán rã!

Như đã trình bày, Khoa học Phương Đông Cổ đại xác nhận Vũ trụ được sinh ra và phát triển một cách liên tục, không xảy ra một cách bất thường (đột biến) như do một Vụ nổ lớn gây ra: Khẳng định này đã phủ nhận giả thuyết Vụ nổ Big – Bang.

Theo Biểu tượng Âm – Dương, các Cấu trúc của Âm và Dương luôn tăng dần từ đuôi đến đầu của Cá Âm – Dương với hàm ý khai triển sự tăng dần của Giá trị Lượng tử theo qui luật nhân đôi. Đó chính là Tư tưởng Siêu phàm của Phương Đông Học thuật Cổ đại mà không thể tìm thấy được ở Khoa học Hiện đại.

Hơn thế nữa, Khoa học Phương Đông Cổ đại từng khẳng định rằng Dương lớn hơn Âm tối thiểu là 12 giá trị Lượng tử và Tổng các giá trị Lượng tử Âm và Dương là 108 (Dương là 60 Lượng tử và Âm chỉ có 48 Lượng tử): Khoa học Phương Đông Cổ đại khẳng định rằng Vũ trụ không thể vượt quá 108 Tập hợp lớn của Tập hợp các Hệ Thiên thể cũng như Bảng Hệ thống Tuần hoàn các Nguyên tố Hoá học cũng không thể vượt quá 108 Nguyên tố Hoá học Cơ bản.

Như đã trình bày, Nền Văn minh Phương Đông Cổ đại cho rằng nếu có 108 thành viên trong một Tổ chức thì Tổ chức đó đã đạt tới một ‘Xã hội’ Văn minh tột cùng, ví dụ như Tổ chức Lãnh đạo cao nhất của Phật giáo có 108 La hán, Đạo Balamôn cũng có 108 Đạo sỹ trong Tổ chức Hành lễ....

Con số 108 trở thành một con số tận cùng của Vũ trụ, Tự nhiên và của Vạn vật cũng như của Xã hội...

Thuyết Bát Quái cũng hàm ý rằng mọi Sự vật – Hiện tượng và Hệ thống Vũ trụ, Tự nhiên... luôn được tạo bởi tám lớp (tám lớp Hạt Cơ bản bao gồm một lớp Proton được gọi là Hạt nhân và bảy lớp Electron được gọi là các Quĩ đạo điện tử...) cũng như không thể vượt quá bảy lớp Quĩ đạo Điện tử bên ngoài của Nguyên tử.

Một lần nữa, Khoa học Phương Đông Cổ đại hàm ý rằng Vũ trụ, Tự nhiên cũng như mọi Thực thể luôn phát triển qua 49 Chu kỳ trong một Vòng Tuần hoàn Tiến hoá lớn (49 Kiếp Luân hồi).

Các phần sau sẽ trình bày rõ hơn Vòng tuần hoàn Tiến hoá của Vạn vật qua 49 Chu kỳ.

Đó có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên!? Đó là sự hiển nhiên của các Học thuật Phương Đông Cổ đại

Đó chính là Trí tuệ và Tư duy Vĩ đại của Khoa học Phương Đông Cổ đại từng vượt trước thời gian và cũng là sự thách thức lớn đối với Nền Văn minh Hiện đại.

Nói tóm lại, tuy rằng Phương Đông Cổ đại có ba Học thuyết nền tảng gồm Âm – Dương, Ngũ Hành và Bát Quái nhưng thực chất chỉ có duy nhất Học thuyết Âm – Dương là Học thuyết quan trọng nhất và là Tiên đề của mọi Học thuyết cũng như mọi Học thuật khác của Phương Đông Cổ đại.

Ngũ Hành và Bát Quái cũng chỉ là các Học thuyết dẫn xuất của Học thuyết Âm – Dương mà thôi: Chỉ một Biểu tượng Hình học Trực quan của Học thuyết Âm – Dương nhưng trong nó đã hàm chứa tất cả mọi Học thuyết cũng như tất cả các Học thuật có thể có của Khoa học Phương Đông Cổ đại: Khó có thể ca ngợi hết bằng lời về sự thâm nho và uyên bác của Triết học Phương Đông. Hãy tiếp tục khám phá những bí ẩn của nó ở các phần tiếp theo sau đây.

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn