Quan điểm của Tam Nguyên Luận - Công ty TNHH Tam Hùng

Quan điểm của Tam Nguyên Luận

Thứ sáu - 18/01/2013 21:06
Quan điểm của Tam Nguyên Luận là dựa trên 3 Nguyên lýc Cơ bản và quan trọng nhất như dưới đây...


4./.     Tư tưởng Triết học Phương Đông và Khoa học Hiện đại

Hoàn toàn có thể chứng minh rằng, Nền Văn minh Cổ đại Phương Đông dựa trên ba Nguyên lý Cơ bản gồm Nguyên lý Lượng tử hoá, Nguyên lý Đối lậpNguyên lý Phân rã như sau:

·                               Nguyên lý Bán rã 


Nhất thể                                                          Prototype

         ¯                                                                     ¯

 L­ưỡng Nghi                                                   Bi – Opposite

         ¯                                                                     ¯

  Tứ T­ượng                                                      Four Entities

         ¯                                                                     ¯

   Bát Quái                                                 Eight Evolution States


        Có nghĩa là các Học thuật Cổ Đại Phương Đông từng cho rằng Vũ trụ đã được hình thành từ một Vật thể duy nhất ban đầu được gọi là Nhất Thể:

Từ Nhất Thể sẽ sinh ra Lưỡng Nghi thông qua Chu kỳ Bán rã thứ nhất để tạo ra một cặp có hai thể đối lập nhau được gọi là Lưỡng Nghi.

Sau đó, Lưỡng Nghi lại sinh ra Tứ Tượng qua Chu kỳ Bán rã thứ hai, Tứ Tượng gồm bốn thể đối lập nhau từng đôi một

Cuối cùng, Tứ Tượng lại sinh ra Bát Quái thông qua Chu kỳ Bán rã thứ ba...

Thực ra, Vũ trụ luôn bán rã liên tục để tạo ra vô số thực thể trong Tự nhiên và Vũ trụ từ Bát Quái.

Như đã đề cập trên đây chính là Nguyên lý bán rã cũng như Nguyên lý Đối lập của Vũ trụ, theo Khoa học Đông Phương Cổ đại sẽ xảy ra đồng thời. Nhưng trên đây chỉ mới nói về Nguyên lý Bán rã, còn Nguyên lý Đối lập được xảy ra như thế nào? 
 

·        Nguyên lý Đối lập hay Thuyết Âm – Dương

Nguyên lý Đối lập theo Khoa học Phương Đông Cổ đại là một vấn đề rất lớn, chỉ có thể vắn tắt trình bày như dưới đây:

Đầu tiên, Nhất thể sinh ra Lưỡng Nghi là một cặp có hai thể đối lập lẫn nhau.

Tiếp theo, Tứ Tượng sẽ được sinh ra từ Lưỡng Nghi và cũng tạo thành các cặp đối lập nhâu theo từng đôi một.

Theo Khoa học Phương Đông Cổ đại, Lưỡng Nghi bao gồm một thể được gọi là Dương P và một thể được gọi là Âm N nên có thể khai triển mối quan hệ của Lưỡng Nghi bởi hệ thức toán học dưới đây:

P + N = 0

Tiếp theo, từ Lưỡng Nghi sẽ sinh ra Tứ Tượng theo nguyên tắc là Nghi Âm sẽ sinh ra Thái Âm (Thái Âm có nghĩa là rất nhiều Âm, tức là trở thành thừa Âm và được qui ước là OverNeg hoặc là N­) và Thiếu Âm (Thiếu Âm có nghĩa là rất ít Âm và được qui ước là MinusNeg hoặc là N¯) sao cho có thể thoả mãn hệ thức dưới đây: 

N =  N­ + N¯ = OverNeg + MinusNeg

Tương tự, Nghi Dương sẽ sinh ra một cặp gồm Thái Dương (Thái Dương có nghĩa là quá nhiều Dương và được qui ước là OverPos hoặc là P­) và Thiếu Dương (Thiếu Dương có nghĩa là quá ít Dương và được qui ước là MinusPos hoặc là P¯) theo hệ thức dưới đây:

P  = P­ + P¯ = OverPos + MinusPos

Theo sự đề cập trên, Tứ Tượng bao gồm các cặp OverPositive (Thái Dương), MinusPositive (Thiếu Dươ¬ng), OverNegative (Thái âm) and MinusNegative (Thiếu âm) nên Tổng giá trị của Tứ Tượng cũng đúng bằng Tổng giá trị của Lưỡng Nghi và đúng bằng Không.

Tương tự, Bát Quái cũng được sinh ra từ Tứ Tượng với qui luật Đối lập và được suy diễn bởi các hệ thức dưới đây:

N­ = N­­ + -N

N¯ = N¯¯ ++N

P­ = P­­ + -P

P¯ = P¯¯ + +P

Thái Âm sẽ sinh ra một cặp gồm N­­ (được gọi là Khôn: Có giá trị Tuyệt đối lớn hơn giá trị Tuyệt đối của OverNeg) và -N (có giá trị Tuyệt đối bé hơn giá trị Tuyệt đối của OverNeg nhưng đối dấu với OverNeg nên trở thành Lão Dương và được gọi là OldPos);

Thiếu Âm cũng sinh ra một cặp gồm N¯¯ (có giá trị Dương lớn hơn giá trị Tuyệt đối của MinusNeg và được gọi là Trung Dương hay là Middle Pos) và +N (có giá trị Âm với trị Tuyệt đối bé hơn MinusNeg nên được gọi là Tiểu Âm Low Neg);

Thái Dương sẽ sinh ra cặp gồm P­­ (được gọi là Càn: Có giá trị Tuyệt đối lớn hơn OverPos) với -P (có giá trị Âm rất lớn nên trở thành Lão Âm hay là Old Neg);

Thiếu Dương MinusPos sẽ sinh ra cặp gồm N¯¯ (có giá trị Âm với trị tuyệt đối lớn hơn MinusPos và được gọi là Trung Dương hay là Middle Neg) và +P (có giá trị Dương bé hơn giá trị của tuyệt đối của MinusPos nên gọi là Tiểu Dương hay là Low Pos);

·        Nguyên lý Lượng tử hoá Vũ trụ

Vũ trụ là một Tập hợp khổng lồ rất phức tạp (cần phải được Lượng tử hoá để có thể đơn giản hoá Vũ trụ) được sinh ra từ Nhất Thể bởi Nguyên lý Bán rã một cách liên tục nhờ đó mà các giá trị cũng như Khối lượng của Vũ trụ được tăng lên gấp đôi sau mỗi Chu kỳ Bán rã (Thuyết Nhân đối Vũ trụ).

            Sự phát triển của Vũ trụ và Tự nhiên có thể được diễn đạt bởi hệ thức dưới đây:

U = U + L – L

Trong đó, U: Giá trị ban đầu của Vũ trụ, L: Sai số Lượng tử và cũng là Giá trị Lượng tử Gia tăng của Vũ trụ.

Hệ thức trên cũng có thể được diễn đạt theo cách khác như dưới đây:

U = U ± L = 0

Theo Nguyên lý Lượng tử, nếu Vũ trụ tăng lên thêm một lượng xác địng L mà nó không làm thay đổi sự xác định các Giá trị Lượng tử của Vũ trụ thì giá trị của L không được phép vượt quá ½ U (giá trị ban đầu của Vũ trụ). Có nghĩa là Giá trị Lượng tử Gia tăng của Vũ trụ phải được xác định bởi hệ thức dưới đây:

± L ≤ U/2

Khi đó, Vũ trụ có thể gia tăng giá trị của nó theo hệ thức dưới đây:

U = U + L =  U + U/2

Ngược lại, Vũ trụ cũng có thể bị suy giảm giá trị của nó theo hệ thức dưới đây:

U = U – L = U – U/2

Như vậy, Vũ trụ sẽ được xác định bới cặp giá trih gồm (U + L) được gọi là Thái Vũ trụ (OverU) và giá trị (U – L) được gọi là Thiếu Vũ trụ (MinusU) theo các hệ thức dưới đây:

OverU = U + L = U­;

MinusU = U – L = U¯

Chú ý: Các từ Hán – Nôm (Hanan) được Triết học Phương Đông Cổ đại sử dụng rất phổ biến gồm:

Thái: Có nghĩa là thái quá hay vượt quá một ngưỡng nào đó. Khi vượt quá hoặc đạt đến một Ngưỡng xác định trên thì nó có thể đồng nghĩa với Cực đại theo khái niệm Toán học thuần tuý. Vì vậy, Thái Vũ trụ hay Thái Lượng tử là khái niệm để chỉ sự gia tăng quá mức của Vũ trụ hoặc của Lượng tử.

Tương tự, Thái Cực là Cực có Giá trị gia tăng hơn so với mức bình thường và cũng đồng nghĩa với Cực đại của Toán học thuần tuý.

Thiếu: Có nghĩa ít, thiếu hoặc dưới mức qui định. Vì vậy, Thiếu Vũ trụ hay Thiếu Lượng tử có nghĩa là Vũ trụ hoặc Lượng tử bị giảm xuống dưới mức qui định.

Tương tự, Thiếu cực là Cực có Giá trị dưới mức qui định và đồng nghĩa với Cực tiểu của Toán học thuần tuý.

Vậy thì Giá trị Lượng tử Gia tăng của Vũ trụ ở đâu ra? Đó chính là từ những Nhiễu loạn của Vũ trụ.

Vũ trụ tự tương tác liên tục và tạo ra vô số các Nhiễu loạn mà có thể gây nên các Giá trị Sai số Lượng tử được xác định bởi ± L £  U/2.

Giả sử rằng Vũ trụ ban đầu có giá trị U ≠ 0, nó tự tương tác và tạo ra giá trị mới L (được gọi là Nhiều loạn Vũ trụ) làm cho Vũ trụ mất cân bằng so với sự cân bằng ban đầu của nó thì Vũ trụ phải sinh ra một giá trị khác đối lập với L để triệt tiêu giá trị L của Nhiễu loạn Vũ trụ. Sẽ có hai giả thuyết được lý giải theo trình tự dưới đây:
 

§ Tự triệt tiêu

Giá trị L được sinh ra một cách tự nhiên thì nó cũng có thể được triệt tiêu một cách tự nhiên nhưng nó sẽ không bị triệt tiêu hoàn toàn mà luôn tồn tại một lượng dư vô cùng nhỏ x » 0.
 

          § Tương tác để cân bằng 

Nếu giá trị L được sinh ra trong Vũ trụ thì Vũ trụ phải lập tức sinh ra ngay một giá trị đối lập với nó là – L để loại trừ giá trị L sao cho Vũ trụ được cân bằng trở lại.

Trên thực tế giả thuyết này hoàn toàn đúng, ví dụ, sự chuyển động quay của các Thiên thể trong Vũ trụ theo một Quĩ đạo Lượng tử như sau:

Các Thiên thể không bao giờ quay trên một Quĩ đạo tròn đều (được gọi là Quĩ đạo Lý tưởng) mà luôn quay trên một Quĩ đạo Ellipsoid (được gọi là Quĩ đạo thực).

Với Quĩ đạo thực, Bán kính Quĩ đạo không phải là một hằng số mà sẽ bị thay đổi thường xuyên với một lượng ±L để tạo ra OverR và MinusR như mô tả ở hình trên.

Thêm vào đó, nhiều hiện tượng và tình huống Tự nhiên đều thay đổi thường xuyên một cách tương tự.

Tuy vậy, giá trị Thái của Lượng tử (Over of Quantum) +L và Thiếu của Lượng tử (Minus of Quantum) –L không cùng Giá trị Tuyệt đối mà luôn tồn tại một sai số giữa chúng là x » 0 nên chúng không thể triệt tiêu nhau.

Đó chính là những nguyên tắc của Lượng tử hoá Vũ trụ.

Trên cơ sở đã được Lượng tử hoá, khái niệm Lượng tử sẽ được áp dụng thống nhất trong toàn bộ Công trình này để qui định các Giá trị của Vũ trụ đã được Lượng tử hoá.

Vì thế, khái niệm về Lượng tử ở đây có ý nghĩa khái quát rất rộng (Lượng tử toàn phần hay còn gọi là Lượng tử Phạm trù), không bị giới hạn theo nghĩa hẹp của Lượng tử Vật lý như trong Vật lý Lý thuyết hay Cơ học Lượng tử từng quan niệm.

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn