Thời hoàng kim của nó từng được đánh giá cách đây ba nghìn đến năm nghìn năm và thời kỳ khai sinh ra nó (theo đánh giá của Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương) được bắt đầu từ cách đây khoảng năm mươi nghìn năm, kể từ lúc con người bắt đầu biết cách lao động để thay cho sự hái lượm, đó là sự đánh dấu cho thời kỳ của Nền Văn minh bắt đầu ló dạng. Quả là một Lịch sử quá lâu đời!
Nền Khoa học Phương Đông Cổ đại đã sớm khám phá ra mọi Qui luật Vận động và Biến đổi của Vũ trụ, Tự nhiên và Xã hội mà từ đó đã xây dựng và phát triển thành ba Học thuyết Bất hủ đó là Học thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành và Bát Quái. Đó chính là những Nguyên tắc chung và cũng là những Qui luật chung của toàn bộ các Lĩnh vực Khoa học có thể có.
Mọi Qui luật của Thế giới rộng lớn đều được qui nạp vào ba Học thuyết (Tam Thuyết) nói trên. Vì vậy, các Trường phái Học thuật Cổ đại Phương Đông lần lượt ra đời cũng đều lấy Tam Thuyết làm nền tảng căn bản để phát huy và hoàn thiện những khám phá về Vũ trụ, Tự nhiên và Xã hội...
Có thể nói rằng, cho đến nay, Tam Thuyết vẫn là những Học thuyết Vĩ đại đối với Khoa học Hiện đại. Cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc dưới ánh sáng của Khoa học Hiện đại để làm rõ vai trò quan trọng của Tam Thuyết đối với Nền Văn minh Nhân loại trong thời Cổ đại cũng như vẫn còn giá trị hữu dụng rất lớn đối với thời đại ngày nay và có giá trị vĩnh viễn...
Vì vậy, việc nghiên cứu các Học thuật Phương Đông Cổ đại không chỉ mục đích thuần tuý là bảo tồn các Di sản Văn hoá của Phương Đông mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng và sẽ đóng góp rất lớn đối với Khoa học Hiện đại.
Việc Toán học hoá các Học thuật Phương Đông chính là cách biện minh tốt nhất về những Giá trị Khoa học Siêu phàm của các Học thuật Phương Đông đối với Khoa học Hiện đại và đối với cả Nền Văn minh của Nhân loại...!
Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh
Lưu ý: Các bài viết trên in lại các trang web hoặc các nguồn phương tiện truyền thông khác không xác định nguồn http://tri-heros.net là vi phạm bản quyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn