Động từ Italian-Pháp-Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha - Công ty TNHH Tam Hùng

Động từ Italian-Pháp-Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha

Thứ năm - 20/12/2012 15:41
Trong bất kỳ Ngôn ngữ nào trên Thế giới, Động từ luôn là thành phần quan trọng nhất trong câu...

5.1./.  Biến đổi theo Ngôi thứ và giống số của Chủ ngữ
Trong nhiều Ngôn ngữ, có thể không có Đại từ Chủ ngữ và Tân ngữ trong câu nhưng Động từ không thể thiếu trong một câu hoàn chỉnh nhất là mục đích của nó nói về một Hành động nào đó.
Trong nhiều Ngôn ngữ Châu Á cũng như nhiều Ngôn ngữ trên Thế giới thì Động từ không biến đổi trong bất kỳ tình huống sử dụng nhưng đối với phần lớn các Ngôn ngữ Châu Âu thì Động từ luôn phụ thuộc chặt chẽ với Đại từ Chủ ngữ, biến đổi tùy thuộc giống và số của Đại từ Chủ ngữ.
Mặc dù vậy, trong 4 Ngôn ngữ đang được bàn đến là tiếng Pháp, Italiana, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì chỉ có tiếng Pháp là bắt buộc phải luôn có Đại từ Chủ ngữ trong câu nhưng đối với tiếng Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì không bắt buộc phải có Đại từ Chủ ngữ trong câu và mặc dù vắng Đại từ Chủ ngữ trong câu nhưng Động từ vẫn phải được biến đổi để hợp với giống và số cũng như ngôi thứ của Đại từ Chủ ngữ...

Vì vậy, Động từ trong các Ngôn ngữ Châu Âu phải được biến đổi tùy thuộc những yêu cầu trong câu như dưới đây:

Đối với trường hợp Động từ chỉ có duy nhất một Đại từ Chủ ngữ thì Động từ này tất yếu phải hợp với giống và số cũng như ngôi thứ của Đại từ Chủ ngữ (Lưu ý: mặc dù trong tiếng Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cần có mặt của Đại từ Chủ ngữ trong câu nhưng Động từ vẫn phải hợp với giống số và ngôi thứ của Đại từ Chủ ngữ vắng mặt để vẫn có thể xác định được Đại từ Chủ ngữ trong câu).

Đối với trường hợp có nhiều Đại từ Chủ ngữ. Ví dụ, 'mẹ tôi và bố tôi vẫn khỏe' thì Động từ phải hợp với số nhiều và hợp với Ngôi thứ gần nhất của Đại từ Chủ ngữ... Trong ví dụ vừa nêu thì Ngôi thứ của các Đại từ Chủ ngữ nói trên sẽ là Ngôi thứ 3 số nhiều.
Ví dụ tiếp theo là 'tôi và bạn cùng đi' thì sẽ phải lấy Ngôi gần nhất chính là Ngôi thứ 1 số ít... Trong trường hợp nếu các Đại từ không có Ngôi thứ nhất số ít thì cũng sẽ lấy Ngôi thứ gần nhất trong các Đại từ Chủ ngữ ví dụ 'bạn và cô ấy cùng hát' thì sẽ phải lấy ngôi gần nhất là ngôi thứ 2 số ít...

Đối với trường hợp liên quan đến giống của các Đại từ Chủ ngữ thì cũng tuân theo điều là nếu tất cả cùng giống thì các Đại từ ở giống nào tất yếu Động từ cũng tuân thủ biến đổi theo giống đó nhất là Thì quá khứ hoặc Tương lai thường biến đổi theo giống và số. Nếu có 1 giống đực trong tất cả các Đại từ Chủ ngữ thì sẽ lấy giống đực làm đại diện.

5.2./.  Động từ Tự thân và Phản thân
Trong nhiều Ngôn ngữ thường có khái niệm Động từ Tự thân và Động từ Phản thân và được định nghĩa như dưới đây:
Động từ Tự thân là do chính Đại từ Chủ ngữ thực hiện một hành động do Động từ tác động nhưng hướng tác động của Động từ vào những Chủ thể khách quan khác mà không tự hướng vào chính bản thân Chủ ngữ. Để hiểu rõ thêm khái niệm này thì phải hiểu rõ định nghĩa về Động từ Phản thân như dưới đây:

Động từ Phản thân là những Động từ mà tác động của nó nhằm vào chính Chủ thể của Hành động tức là chính Chủ ngữ gây ra tác động hướng vào chính bản thân mình... ví dụ như 'tôi tên là...' (thực chất câu này phải nói là 'tôi tự gọi mình là...' hay 'tôi tắm rửa....' câu này phải hiểu đúng nghĩa là 'tôi tự tắm rửa...') thì đó là những Hành động trực chỉ vào chính bản thân Chủ ngữ - Chủ thể của hành động.

Vì vậy, cách chia các Động từ này hoàn toàn giống như cách chia các Động từ Tự thân nhưng chỉ khác về Cấu trúc Ngữ pháp trong câu là sẽ phải có 2 lần 'lặp' về Chủ thể Hành động gồm một lần là Chủ thể Hành động sẽ dược đặt ở Vị trí Đại từ Chủ ngữ (đứng đầu câu, nhưng trong các Ngôn ngữ Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thường được bỏ qua Đại từ Chủ ngữ nên sẽ không có Chủ thể Hành động ở vị trí Chủ ngữ) và một lần Chủ thể Hành động được đặt tiếp theo vào vị trí Tân ngữ...
Mặc dù có đồng thời Chủ ngữ và Tân ngữ trong câu nhưng cả Chủ ngữ và Tân ngữ cũng chỉ là một Chủ thể duy nhất của hành động đang xảy ra như ví dụ cụ thể dưới đây:

Tiếng Pháp có các trường hợp như dưới đây:
 Chủ thể Hành động tự tác động vào chính mình:



Trên đây cho thấy rằng lần lượt có các Chủ ngữ là 'Je' với Tân ngữ tương ứng là 'me' cũng chính là một Chủ thể của Hành động nhưng lại được đặt liên tiếp trước Động từ là chỉ để diễn đạt hành động mà Chủ thể tự tác động vào chính bản thân mình.

Trường hợp thứ hai trong tiếng Pháp là tác động qua lại như dưới đây:
Tác động qua lại (chủ yếu dùng cho các Ngôi số nhiều)


Chú ý: Ở bảng trên đây, các Động từ có Nguyên âm đứng trước thì khi ở trạng thái nguyên thể có Đại từ Phản thân 'se' đứng trước sẽ bị chập-tắt với Động từ ví dụ như 'se aimer' sẽ là 'se'aimer'. Thực chất không có gì đặc biệt so với khi viết Đại từ Phản thân 'se' tách riêng.

Tương tự tiếng Pháp có những Động từ nào hoặc những hành động nào được diễn đạt trong lối Phản thân thì trong tiếng Tây Ban Nha cũng như tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ý cũng đều được sử dụng như vậy. Tuy nhiên, trong các Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và tiếng Ý thường không sử dụng Đại từ Chủ ngữ tức là không Có Đại từ Nhân xưng đứng trước Tân ngữ như trong tiếng Pháp cho nên Chủ thể Hành động trong tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý trong trường hợp này chỉ được sử dụng ở vị trí Tân ngữ mà thôi:



Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn