Ngữ pháp chung Lào - Thái - Khmer - Công ty TNHH Tam Hùng

Ngữ pháp chung Lào - Thái - Khmer

Thứ ba - 11/12/2012 06:08
Vì các Ngữ pháp Lào, Khmer và Thái lan có rất nhiều điểm tương đồng với nhau cũng như tương đồng với Ngữ pháp Việt Nam nên trong nội dung này sẽ trình bày những cấu trúc chung về Ngữ pháp của các Ngôn ngữ này như dưới đây:


1./.  Biến cách đặc biệt về Ngữ pháp 
Trong tiếng Lào, tiếng Thái và tiếng Khmer có một biến cách Ngữ pháp rất đặc biệt giống nhau đó là liên quan đến số đếm nếu số lượng người hay vật hay sự kiện nhiều hơn 1 thì trật tự của cụm từ vẫn giống như trong tiếng Việt hoặc nhiều Ngôn ngữ khác là:

Số lượng (số đếm) + Danh từ (người, vật, sự vật)

Nhưng nếu chỉ là một duy nhất thì cấu trúc cụm từ lại thay đổi ngược lại là:

Danh từ (người, vật, sự vật) + 1 (chỉ số lượng)

Ví dụ cụ thể như dưới đây:

Ngôn ngữ

Số lượng nhiều hơn 1

Số lượng chỉ bằng 1

Tiếng Lào

Sorng  kon (xoong khôn)

Kon neung (khôn nừng)

Tiếng Thái

Sorng  kon (xoong khôn)

Kon neung (khôn nừng)

Tiếng Khmer

Pi  mnus (pi ma-nut)

Mnus mouy (ma-nut muôi)

Tiếng Việt

Hai  người

Một  người (người một)


2./.  Quan hệ Danh từ
2.1./.  Xác định Danh từ
Trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer cũng như tiếng Việt luôn có những mối quan hệ giữa Danh từ với các Thành phần Ngữ pháp trong câu rất phức tap: Mặc dù trong các Ngôn ngữ này không có khái niệm về Mạo từ Xác định hay Mạo từ Bất xác định như các Ngôn ngữ Châu Âu nhưng thay vào đó là những khái niệm phức tạp hơn như dưới đây:

>>> Xác định Danh từ

2.2./.  Danh xưng
Trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer cũng như tiếng Việt không giống như các Ngôn ngữ Châu Âu thường được thống nhất các Danh xưng trong giao tiếp một cách rất đơn giản bằng các Đại từ Nhân xưng rất cụ thể hoặc vài Chức danh đặc biệt nào đó.
Trong lúc tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Khmer và tiếng Việt luôn phải loay hoay để diễn giải các quan hệ trong xưng hô với nhau thành các Ngôn ngữ nước ngoài như thế nào cho thật sát nghĩa và thật đúng phép xã giao mặc dù tự bản thân người Việt cũng như người Lào hay người Thái hoặc người Khmer vẫn có thể xưng hô được với nhau rất dễ dàng bởi sự Xưng hô của các Ngôn ngữ Lào, Thái, Khmer cũng như tiếng Việt đều giống nhau nhưng lại không giống như các Ngôn ngữ Châu Âu...
Vì thế, nội dung dưới đây diễn giải các cách Xưng hô (còn gọi là Hô cách) trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer

>>> Danh xưng và Hô cách


2./.  Quan hệ giữa Danh từ và Tính từ
Khác với phần lớn các Ngôn ngữ trên Thế giới thông thường Tính từ luôn đặt trước Danh từ, Ví dụ như trong tiếng Hoa 'mei' (nghĩa là 'đẹp') là Tính từ đứng trước Danh từ 'rén' (nghĩa là 'người') t tạo thành 'mei rén' (có nghĩa là 'mỹ nhân' tức là 'người đẹp') hoặc trong tiếng Anh thì 'beautiful' (nghĩa là 'đẹp') là Tính từ cũng được đặt trước Danh từ là 'girl' (nghĩa là 'cô gái') và trở thành 'beautiful girl' cũng có nghĩa là 'cô gái đẹp'.
Trong lúc tiếng Việt cũng như tiếng Thái, tiếng Lào và tiếng Khmer - Campuchia thì hoàn toàn ngược lại là Tính từ đặt sau Danh từ ngoại trừ một số tình huống đặc biệt ví dụ như trong tiếng Lào và tiếng Thái nói về 'người đẹp' là 'ngarm sao' hay 'ngarm sai' tức là 'xinh gái' và 'đẹp trai' (nhưng mà cũng đúng nghĩa hoàn toàn với tiếng Việt vì 'ngarm' có nghĩa là 'đẹp' hoặc 'xinh' thì trong trường hợp này tiếng Việt cũng đặt Tính từ lên trước) nhưg trong lúc đó thì tiếng Khmer vẫn đặt sau Danh từ như 'srey sa art' có nghĩa là 'cô gái đẹp' với Tính từ là 'sa art' (có nghĩa là 'xinh đẹp') vẫn đứng đằng sau Danh từ 'Srey' (có nghĩa là 'cô gái').

3./.  Động từ và các Thời của Hành động
Động từ và các Thời của Hành động trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer được giới thiệu chung như dưới đây:

>>> Các thì của Hành động


4./.  Các Thể Ngữ pháp trong các Ngôn ngữ Lào - Thái - Khmer
>>> Thể Nghi vấn
>>> Thể Phủ định
>>> Thể khẳng định
 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn