Đáp ứng tự nhiên của Dòng mạch động - Công ty TNHH Tam Hùng

Đáp ứng tự nhiên của Dòng mạch động

Thứ ba - 22/01/2013 10:00
Ta cần phải xét đến sự đáp ứng của các thành phần cấu trúc mạch điện khi có dòng điện di qua bởi vì dòng mạch động là một dòng điện được tạo bởi các dao động bất kỳ sao cho biên độ của nó không bao giờ bị đổi chiều nhưng có thể nói rằng nó là hỗn hợp của các dòng một chiều và các dòng xoay chiều

2./.     Đáp ứng tự nhiên của dòng mạch động

Ta cần phải xét đến sự đáp ứng của các thành phần cấu trúc mạch điện khi có dòng điện di qua. Vì chúng ta biết rằng, dòng mạch động là một dòng điện được tạo bởi các dao động bất kỳ sao cho biên độ của nó không bao giờ bị đổi chiều (để có thể tạo ra dòng xoay chiều tuyệt đối). 

Thế nhưng, nếu phân tích bằng chuỗi Fourier thì bất kỳ một biến thiên nào cũng đều được hợp thành bởi rất nhiều các tần số hài với các mức biên độ tương ứng. Chính vì thế, ứng với mỗi tần số hài trong thành phần hợp thành của sự biến thiên về biên độ của dòng mạch động thì nó sẽ gây ra môt sự tác động khác nhau cũng như mức độ tác động khác nhau đối với từng phần tử khác nhau trong mạch điện và sự biến đổi của dòng điện mạch động khi đi qua các phần tử khác nhau trong mạch điện được gọi là đáp ứng tự nhiên của nó đối với mạch điện.

Ta hãy xét cụ thể đối với từng phần tử: 
 

·        Đáp ứng của điện trở khi dòng mạch động đi qua

Đối với điện trở, khi có dòng mạch động đi qua thì biên dạng của dòng mạch động luôn được giữ nguyên (theo hình dáng) mà không hề bị biến dạng. Có thể nói rằng nếu mạch điện chỉ có các điện trở thì mạch điện đó là “môi trường” trung thực nhất không làm thay đổi (biến dạng) hay nói cách là không làm méo biên dạng của dòng mạch động khi dòng mạch động đi qua nó.

 

·        Đáp ứng của tụ điện khi dòng mạch động đi qua

Khi dòng mạch động đi qua tụ điện thì sự tác động của nó lên tụ điện cũng như sự đáp ứng của tụ điện lên nó hoàn toàn không đơn giản chút nào mà ngay lập tức dòng mạch động sẽ bị phân tích thành vô số các tần số hài để đáp ứng với từng điều kiện riêng của mỗi tần số hài thành phần.

Ta biết rằng, trở kháng ZC của tụ điện đối với các dao động có tần số tương ứng là:

ZC = 1/2p.f.C

Vì thế, nếu tần số càng lớn thì trở kháng của tụ càng bé, nên nếu dòng mạch động đi qua tụ thì cường độ dòng điện đối với tần số đang xét đi qua nó càng lớn và hiệu điện thế sụt qua nó càng nhỏ.

Mặt khác, nhờ có tính phóng nạp đối với dòng điện mà dòng điện mạch động khi qua tụ còn chịu một sự đáp ứng bởi sự phóng nạp của nó: Khi biên độ của dòng mạch động tăng thì dòng điện mạch động được nạp vào tụ (nếu biên độ càng lớn thì dòng dòng nạp cũng càng lớn) và khi biên độ dòng mạch động giảm xuống thì tụ sẽ phóng điện ra ngoài. Nếu  chênh lệch giữa biên độ của dòng mạch động với điện áp được tích trên tụ càng lớn thì dòng phóng của tụ sẽ càng lớn.

Trên cơ sở đó, ta có thể xét sự đáp ứng của mạch có tụ điện khi dòng mạch động đi qua trong hai trường hợp điển hình gồm mạch điện có tụ ghép nối tiếp và mạch điện có tụ ghép song song.
 

Dòng mạch động đi qua tụ điện nối tiếp

Dòng mạch động đi qua mạch có tụ lọc song song

 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn