Dòng mạch động xung vuông - Công ty TNHH Tam Hùng

Dòng mạch động xung vuông

Thứ ba - 22/01/2013 09:03
Dòng mạch động có chu kỳ là dòng điện một chiều có biên độ thay đổi theo một chu kỳ (có tần số xác định) tuần hoàn xác định. Ví dụ, một chuỗi xung vuông được tạo bởi một mạch dao động đa hài:

Dòng điện mạch động được mô tả ở hình bên được tạo bởi một chuỗi các xung vuông liên tục và có chu kỳ xác định là t:

t = t1 + t2

Trong đó, t1: Độ rộng xung dương Hay còn được gọi là xung mở), t2: Độ rộng xung ngừng (hay còn được gọi là xung ngắt).

Ta hoàn toàn có thể xác định được điện áp trung bình có thể được xác định bởi chuỗi xung đó như sau:

u = U0.t1/(t1 + t2)

Ta thấy rằng, nếu độ rộng xung dương càng ngắn thì điện áp trung bình được tạo bởi chuỗi xung càng ngắn.

Vì vậy, đối với dòng mạch động xung vuông, tỷ số k = t1/(t1 + t2) được gọi là hệ số giáng áp trên tải (tức là hệ số tỷ lệ của điện áp trung bình cấp cho tải so với điện áp toàn phần của nguồn).

Tương tự, đối với các dòng mạch động có biên độ điện áp biến thiên theo chu kỳ hoặc không có chu kỳ thì điện áp hoặc cường độ dòng điện trung bình sẽ được xác định bởi trung bình cộng của các giá trị tức thời của điện áp hoặc của cường độ dòng điện của các xung trong chuỗi xung.


Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn