Lý thuyết Dòng điện mạch động - Công ty TNHH Tam Hùng

Lý thuyết Dòng điện mạch động

Thứ hai - 21/01/2013 21:00
Trong những ứng dụng thực tiễn ngày một không còn các khác niệm về nguồn dòng không đổi (ổn định và liên tục) hoặc nguồn dòng DC thuần tuý mà dần dần các nguồn dòng DC có hiệu điện thế cũng như cường độ dòng điện biến đổi không liên tục mà ta hãy gọi nó là dòng điện mạch động đang thay thế ngày càng nhiều cho các nguồn một chiều tuyến tính (hoặc dòng điện không đổi ổn định) để tạo ra nhiều hiệu năng rất phong phú và đa dạng mà các loại nguồn dòng một chiều truyền thống không thể đáp ứng được. Thành phần cơ bản của dòng điện mạch động chính là các xung động điện một chiều tức là dòng điện một chiều có sự biến thiên liên tục hoặc tuần hoàn hoặc không tuần hoàn, có chu kỳ hoặc không có chu kỳ.

1./.     Các khái niệm

Dòng điện mạch động, cho đến này nay, vẫn chưa được các giáo trình trên Thế giới về Điện Vật lý cũng như Kỹ thuật Điện nói chung quan tâm một cách cụ thể. Trong lúc đó, dòng điện mạch động đang ngày một chiếm giữ vai trò rất quan trọng trong những ứng dụng thực tiễn và có tính thâm nhập rộng rãi gần như trong mọi lĩnh vực, có thể nói kể cả từ điện công nghiệp cho tới các lĩnh vực điện tử và đặc biệt là Kỹ thuật Số đều là những lĩnh vực ứng dụng dòng mạch động.

Chính vì thế, điều này đã khiến cho nhiều người nghiên cứu về điện kỹ thuật gặp rất nhiều trở ngại khi tiếp xúc với các thiết bị điện hiện đại cả về phương diện tìm hiểu nguyên lý tác động (nguyên tắc hoạt động) và cả về phương diện tính toán các thông số căn bản cho các hệ thống...

Vì vậy, chương này trình bày về các khái niệm căn bản nhất về dòng điện mạch động, là nền tảng căn bản nhất của các hệ thống nguồn cung cấp điện áp bằng Kỹ thuật Điều chế Độ rộng Xung PWM (Plulse Width Modulation) cho các loại động cơ điện một chiều không chổi than... là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của các loại động cơ một chiều hiện đại.
 

1.1./.  Dòng mạch động xung vuông

Dòng mạch động Xung vuông thường thấy nhất là ở các dao động đa hài Xung vuông và dạng xung của các Nguồn Switching ở dạng nguyên bản chưa có sự tác động của các cuộn chặn hoặc biến áp xung... Vì thế, đặc tính vật lý của nó được mô tả như dưới đây:

Dòng mạch động xung vuông

 

        1.2./.  Dòng mạch động xung răng cưa
Dòng mạch động kiểu xung răng cưa cũng thường thấy ở các dạng dao động đa hài tạo xung răng cưa hoặc dạng điện áp ra ở các Bộ biến đổi Số - Tương tự hoặc ở các bộ biến đổi Tần số  - Điện áp. Vì vậy, dòng mạch động xung răng cưa có các đặc tính Vật lý như dưới đây:

Dòng mạch động xung răng cưa




        1.3./.  Dòng mạch động bán sine


Dòng mạch động bán sine thường thấy ở các mạch chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng DC trước khi được sử dụng Tụ lọc để san phẳng. Vì vậy, kiểu dòng mạch động bán sine này rất hay gặp trong thực tế và tùy theo Mạch chỉnh lưu cả hai nửa chu kỳ bằng cầu chỉnh lưu hay mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ bằng một diode hoặc mạch chỉnh lưu nhân đôi điện áp mà nó có kiểu liên tục hoặc bán liên tục như hai trường hợp được nêu trong hai hình trên.
Các đặc tình Vật lý của dòng mạch động bán sine được mô tả như dưới đây:


Dòng mạch động bán sin







2./.    Đáp ứng tự nhiên của Dòng mạch động
Khi đi qua các môi trường dẫn điện có đặc tính khác nhau thì dòng mạch động cũng sẽ có những biến đổi thích ứng với môi trường đó như được mô tả dưới đây:

Đáp ứng tự nhiên của Dòng mạch động







Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn