IC 74244 - Công ty TNHH Tam Hùng

IC 74244

Thứ tư - 23/01/2013 22:04
Rất nhiều trường hợp cần phải sử dụng Mạch đệm để phối hợp trở kháng của một Ngõ ra với nhiều Ngõ vào phía sau hoặc phải sử dụng Mạch đệm có điều khiển để phối hợp tuần tự luân phiên giữa các Ngõ ra song song để tránh bị tranh chấp Ngõ ra có thể gây chập mạch giữa các Ngõ ra ở mức Logic L với các Ngõ ra ở mức Logic H...
Mạch đệm một hướng có điều khiển với 3 Trạng thái Logic

Mạch đệm một hướng có điều khiển với 3 Trạng thái Logic


Có sự giống và khác nhau giữa hai loại Mạch đệm cơ bản là Mạch đệm có điều khiển và Mạch đệm không điều khiển.
Hình bên đây mô phỏng rõ hơn về Trạng thái Trở kháng cao khi mạch đệm nói trên có Lệnh điều khiển ở mực Logic L (bằng 0V) thì cả hai Led ở Ngõ ra đều sáng vì lúc này Ngõ ra của mạch đệm đã bị ngắt hoàn toàn với Led, lúc này vcả hai Led đều sáng là do dòng điện chạy thẳng từ Nguồn cung cấp thông qua cả hai Led và 2 Điện trở ghánh R3 và R4 để làm sáng đồng thời hai đèn Led. Ngược lại, khi có Điều khiển tức là Lệnh điều khiển ở Trạng thái H thì chỉ có 1 Led ở Ngõ ra sáng để chỉ thị cho Trạng thái Logic ở Ngõ vào là H hay L...

Chú ý: Ở trạng thái Trở kháng cao nếu Ngõ ra của Mạch đệm này là Tín hiệu duy nhất cho một Ngõ vào phía sau nó thì Ngõ vào này sẽ 'hiểu nhầm' trạng thái Trở kháng cao là Trạng thái Logic H. Vì thế nếu sử dụng Ngõ ra có trở kháng cao thì Ngõ vào phía sau phải phối hợp với rất nhiều Ngõ ra ở phía trước nó như ví dụ dưới đây là Ngõ vào của IC 74107 có được kết nối đồng lúc với 3 Ngõ ra của 3 Mạch đệm, và khí đó sẽ có ít nhất một Mạch đệm có Ngõ ra ở Trạng thái Logic xác định là 0 (L) hoặc 1 (H) và hai Ngõ ra kia ở Trạng thái Trở kháng cao, nếu cả ba Ngõ ra của 3 Mạch đệm đều ở Trạng thái Trở kháng cao thì Ngõ vào của IC 74107 sẽ 'hiểu' đó là Trạng thái Logic H...

 

·        Mạch Đệm có điều khiển

Vi mạch 74244

Trên thực tế, trong các Hệ thống Điều khiển (đặc biệt là các Hệ thống Mạch Điện tử có sử dụng các Vi Xử lý hoặc Vi Điều khiển) thường sử dụng các Mạch Đệm có điều khiển được sao cho khi có Lệnh điều khiển đặt vào Chân Điều khiển (được gọi là Enable hoặc Inhibit…) thì khi có Tín hiệu xuất hiện ở Ngõ vào mới có Tín hiệu ở Ngõ ra. Nếu chỉ có Tín hiệu ở Ngõ vào nhưng không có Lệnh đặt vàoChân Điều khiển thì sẽ không có Tín hiệu ra.

          Loại Mạch Đệm có Điều khiển được sử dụng nhiều nhất là mạch 74244 (hoặc 74HC244 hoặc 74LS244…) như được mô tả ở hình trên.

          Trong mỗi IC 74244 có chứa 2 nhóm mỗi nhóm có 4 Mạch Đệm được phối hợp với 2 Chân lệnh Điều khiển là chân số 1 và chân số 19 sao cho khi hai chân này được đặt ở mức thấp (tức là 0V hay còn gọi là mức Low = L) thì nó mới cho phép các Ngõ ra hoạt động (có Tín hiệu ra theo sự xuất hiện của Tín hiệu vào).

          Ngược lại, nếu các Chân Điều khiển bị đặt ở mức cao (5V hay còn gọi là mức High = H) thì Ngõ ra bị khống chế (ở trạng thái Trở kháng cao tức là hở mạch với mạch ngoài).

Trên đây có Bảng Trạng thái (Funtion Table) kèm theo mô tả các chế độ hoạt động của Ngõ ra phụ thuộc vào Ngõ vào và Chân điều khiển – Enable của nó.

Hình bên đây mô tả dạng rút gọn cấu trúc bên trong của 74244 trong đó các Chân A0 đến A3 là Ngõ vào của nhóm U1A và các Chân từ Y0 đến Y3 là các Ngõ ra của nhóm U1A, Chân  số 1 là Chân Điều khiển của nhóm U1A;

Đối với nhóm U1B thì các Ngõ vào cũng được ký hiệu là từ A0 đến A3 và các Ngõ ra cũng được ký hiệu từ Y0 đến Y3 nhưng thứ tự chân khác nhau so với nhóm U1A và Chân Điều khiển của nhóm U1B là chân số 19. 

 

Tác giả bài viết: Dr TRẦN Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn