Mạch Trigger D phức hợp - Công ty TNHH Tam Hùng

Mạch Trigger D phức hợp

Thứ tư - 23/01/2013 16:47
Các trạng thái Logic của Trigger D phức hợp

Các trạng thái Logic của Trigger D phức hợp




Mạch Trigger D phức hợp
 

Trong thực tế, vẫn có nhiều trường hợp ngoài việc tạo ra Ngõ vào D để chỉ sử dụng một Ngõ vào Dữ liệu duy nhất thì người ta vẫn duy trì 2 Ngõ vào nguyên bản theo mạch ký hiệu rút gọn bên đây để có thể tùy ý sử dụng trong những trường hợp đặc biệt.

Bên cạnh đó, mạch Trigger phức hợp còn có thêm Ngõ vào điều khiển C.
 

       Các loại IC cơ bản

Có 2 loại IC cơ bản về loại Trigger D đó là 4013 thuộc họ CMOS 4xxx và 7474 thuộc họ TTL 74xx như hình bên đây

Bên trong mỗi IC đều chứa 2 Trigger D nhưng thứ tự chân khác nhau nên không thể thay thế lẫn nhau vì không trùng chân.
 

       Ứng dụng cơ bản

Ứng dụng đơn giản nhất của Trigger D là tạo ra mạch chia 2 đối với tác động của xung Ngõ vào như hình bên cạnh đây:

Nhờ việc phản hồi của Q đảo về Ngõ vào D mà mạch ở bên có thể tạo thành mạch chia đôi tần số tác động của S1 sao cho nếu nhấn S1 lần đầu tiên mà Ngõ ra Q = 1 thì nhấn S1 lần thứ 2 sẽ khiến cho Q = 0 tức là nếu nhấn S1 lần thứ 1 làm cho Quạt Fan được bật mở thì muốn tắt quạt chỉ cần nhấn tiếp S1 lần thứ 2.

Trên thực tế, để S1 có thể tác động được một cách ổn định và hiệu quả thì R1 chỉ được phép xác định trong khoảng 2,2k đến 22k và để Q1 có thể đóng ngắt được dòng điện cung cấp cho quạt thì cần phải tạo mạch phân áp R2R3 cho cực B của Q1 để khi Q = 0 (khoảng 0,6V) thì điện áp tại cực B của Q1 phải thấp hơn 0,35V.

Để mạch hoạt động tin cậy hơn, cần phải thiết lập mạch điều khiển Quạt theo 2 mạch trên đây. Trong đó, mạch bên trái sử dụng thêm Tụ C1 để nạp điện áp từ R1 cho đến khi C1 đầy điện áp thì nhấn S mới có tác dụng (để tránh tác động phụ khi S1 tiếp xúc không tốt) và R2 nối Ngõ vào CP xuống âm nguồn để Tụ C1 xả nhanh điện áp ở Tụ C1 thì mới tránh được sự tác dụng bất ổn của S1.

          Đồng thời, sự phản hồi giữa Ngõ ra Q đảo về với Ngõ vào D thông qua R3C2 để làm chậm thời gian tác động chia đôi xung nhằm đảm bảo sự tác động điều khiển từ S1­ ổn định và tin cậy hơn.

          Để đảm bảo cho Quạt được đóng hoặc mở dứt khoát thì Q1 được sử dụng là loại MOSFET vì MOSFET chỉ mở khi điện áp đặt vào cực G lớn hơn 5V và ngắt tuyệt đối khi điện áp đặt vào cực G thấp hơn 3V.

          Mạch bên phải được thiết lập thêm mạch Reset bằng Tụ C4 và R5 để tự đặt cho Quạt ở chế độ ngắt khi mới cấp điện cho mạch: Khi mới đóng điện vào mạch thì Tụ C4 để tạo ra điện áp trên R5 = VCC khiến cho Ngõ vào ‘R’ của Trigger D bằng 1 và Mạch Trigger D sẽ được xóa về 0 sao cho Ngõ ra Q = 0.

          Sau khi Tụ C4 được nạp đầy thì điện áp trên R5 sẽ giảm xuống bằng 0V nên Mạch Trigger D sẽ được đặt trong trạng thái hoạt động bình thường của một Mạch chia tần theo tác động của S1.

                Hình bên đây mô tả cách ráp mạch thực tế của Mạch điều khiển Quạt nói trên.


 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn