Phát âm tiếng Lào - Công ty TNHH Tam Hùng

Phát âm tiếng Lào

Thứ năm - 29/11/2012 18:33
Tiếng Lào vì ít hơn tiếng Thái về số lượng chữ cái (tiếng Thái có khoảng hơn 60 chữ cái trong lúc tiếng Lào chỉ có 27 chữ cái) nên số lượng Từ vựng tiếng Lào cũng có ít hơn so với tiếng Thái nhưng cũng là Ngôn ngữ có 5 thanh điệu giống tiếng Thái nên phát âm tiếng Thái cũng giống phát âm tiếng Lào hoàn toàn...

Ngoại trừ giữa tiếng Thái và tiếng Lào có sự khác nhau ở chỗ là vì tiếng Thái có nhiều chữ cái hơn chữ Lào nên tiếng Thái có nhiều từ độc lập tách riêng nghĩa là hơn là tiếng Lào (vì tiếng Lào ít chữ cái hơn nên kho Từ vựng cũng ít hơn so với tiếng Thái vì thế để biểu đạt được nhiều nghĩa khác nhau thì bắt buộc tiếng Lào phải sử dụng nhiều từ đồng âm và viết giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau và sự khác nghĩa của những từ này sẽ được xác định theo vị trí của nó ở trong câu vì cũng là một từ đó nhưng ở đầu câu sẽ có nghĩa khác với ở cuối câu hoặc giữa câu...).

Ngoài ra, có nhiều từ khi phát âm trong tiếng Lào với phụ âm đầu là 'h' thì khi chuyển qua tiếng Thái được thay đổi bằng phụ âm 'r' nhưng nghĩa thì giống nhau hoàn toàn như tiếng Lào nói 'hiên'  (có nghĩa là 'học hành') thì tiếng Thái phát âm là 'riên' hoặc tiếng Lào nói 'hụ' (có nghĩa là 'biết') thì tiếng Thái phát âm là 'rụ' hoặc tiếng Lào nói là 'họn' (nghĩa là 'nóng') thì tiếng Thái phát âm là 'rọn'.... nhưng có một từ nguyên gốc tiếng Lào nói là 'ôộc-hặc' (có nghĩa là 'thất tình') thì khi chuyển qua tiếng Thái cũng nói là 'ộôc-hặc' và vẫn giữ nguyên nghĩa.

Hơn nữa, có nhiều từ trong tiếng Lào chỉ có 1 Phụ âm đứng trước nhưng khi chuyển thành tiếng Thái thì lại đệm thêm 1 Phụ âm 'l' vào trước như trong tiếng Lào nói 'cay' (có nghĩa là 'xa') thì tiếng Thái nói là 'cơ-lay' hoặc tiếng Lào nói 'cạy' (có nghĩa là gần) thì tiếng Thái nói là 'cơ-lạy' hoặc tiếng Lào nói 'đôn-ti' (có nghĩa là 'âm nhạc') thì tiếng Thái nói là 'đôn-tơ-ri'.
Bên cạnh đó, có một số từ có cùng nghĩa nhưng tiếng Thái và tiếng Lào có sự phát âm hơi khác nhau như tiếng Lào nói 'khit-thơng'(có nghĩa là 'nhớ') thì tiếng Thái nói là 'khít-thựng' hoặc 

Cuối cùng là giữa tiếng Thái và tiếng Lào có rất nhiều từ cùng nghĩa nhưng nói khác nhau hoàn toàn.

1./.  Chữ viết Lào
1.1.  Chữ cái Lào
Kiểu chữ Lào ngoại trừ có vài chữ mà chữ Thái không có hoặc có vài chữ khác hẳn còn trong đó có khoảng 1/3 số chữ cái của Lào giống chữ Thái tuy nhiên để phân biệt Mẫu tự giữa các Quốc gia mà thường chữ Lào có nét tròn hơn nên mềm mại hơn trong khi chữ Thái chủ yếu là nét thẳng nên hơi cứng.

1.2.  Chữ viết Lào
Chữ viết Lào chỉ hơi khác về kiểu chữ nhưng có cấu trúc tương tự cũng như có nhiều chữ cái giống như chữ viết Thái và cũng có khoảng hơn 10 chữ cái khá giống với kiểu chữ Khmer đồng thời cũng được tạo thành bởi 3 tầng được gọi là Chân - Thân - Tóc.
Trong đó 'Chân' của chữ cũng chính là các Nguyên âm (được gọi là các Nguyên âm dưới), Thân chữ là các Phụ âm và một số Nguyên âm và 'Tóc' của chữ lại là các Nguyên âm.
Trong tiếng Thái và tiếng Lào thì 'Chân' của chữ chỉ gồm khoảng 3 Nguyên âm phía dưới, 'Tóc' của chữ cũng chỉ có khoảng 7 Nguyên âm và các thanh dấu cho nên Nguyên âm phía trên và phía dưới Thân chữ trong tiếng Lào và tiếng Thái rất ít mà vì vậy người Lào và người Thái không coi chữ viết có 3 tầng như trong chữ viết Khmer.

Vì vậy, kiểu chữ Thái, Lào và Khmer được minh họa như dưới đây:

 

Chữ Lào

Chữ Thái

Chữ khmer

Tâng 1

Dấu (thanh điệu)

อูิ่

Dấu (thanh điệu)

ອູໍ່

Nguyên âm trên

ខ្ញុំ

Nguyên âm trên

Nguyên âm trên

Tầng 2

Thân chữ

Thân chữ

Thân chữ

Tầng 3

Nguyên âm dưới

Nguyên âm dưới

Nguyên âm dưới

 

 

 
Theo đó, trong chữ viết Thái, Lào và Khmer thì các Phụ âm là duy nhất chỉ có ở thân chữ mà không có ở phía trên và phía dưới. Nguyên âm thì có 3 loại Nguyên âm là loại Nguyên âm dưới (tiếng Lào và tiếng Thái chỉ có 2 Nguyên âm dưới chân của chữ nhưng tiếng Khmer có khoảng 5 Nguyên âm dưới chân của chữ), tiếng Lào và tiếng Thái có khoảng 8-9 Nguyên âm ở Thân chữ và có khoảng 6-8 Nguyên âm trên...

2./.  Thanh điệu tiếng Lào
Tiếng Lào có 5 thanh điệu chuẩn như dưới đây:

- 'mại êc':            ມ່າ  tương đương 'dấu huyền' của tiếng Việt (đọc là 'mà')


- 'mại thô':            ມ້າ  tương đương 'dấu nặng' của tiếng Việt (đọc là 'mạ')


- 'mại tri':               ມ໊າ tương đương 'dấu săc' của tiếng Việt (đọc là 'má')


- 'mại chăt tă va':  ມ໋າ tương đương 'dấu hỏi' của tiếng Việt (đọc là 'mả'). Thực tế 'mai-chăt-ta-va' tức là dấu hỏi trong tiếng Lào rất ít dùng.


Có thể xem minh họa về cách phát âm theo hình dưới đây:



Có thể xem thêm dưới đây:
>>>  
Thanh điu các Ngôn ng Châu Á

Trên thực tế, tiếng Lào và tiếng Thái không phân biệt 'dấu sắc' và 'dấu nặng' mà 2 thanh này được gọi là 'mạy tri' và 'mạy thô' là các thanh luyến giáng lên và giáng xuống tùy theo biểu cảm trong câu ví dụ như nếu là câu hỏi thì từ cuối câu được phát âm thành 'dấu sắc' (mạy tri) còn nếu là câu khẳng định thì cuối câu phát âm thành 'dấu nặng' (mạy thô) cũng như với nhiều biểu cảm khác nhau mà các từ trong câu cũng có thể giáng lên hoặc giáng xuống tạo ra sự đa dạng và phong phú về âm điệu nên khi nghe tiếng Lào và tiếng Thái cảm thấy rất hay và rất sống động.


3./.  Các âm chuẩn tiếng Lào
Nội dung này trình bày về cách phát âm dựa vào các cụm nguyên âm phối hợp với phụ âm như dưới đây:
>>>
Các phát âm Lào - Thái giống nhau
>>> Các phát âm Lào khác biệt với tiếng Thái
>>> Sự giống nhau về Phát âm và chữ viết giữa Lào-Thái-Khmer
>>> Học phát âm qua các bài hát Lào nổi tiếng

Chú ý: tiếng Lào và tiếng Thái không phát âm được các âm 'â' mà chỉ phát âm được âm 'ơ', tiếng Lào và tiếng Thái cũng không phát âm được các âm 'ong' hoặc 'ông' mà chỉ phát âm được 'oong' hoặc 'ôông'... cũng như các âm 'anh' và 'ang' sẽ được phát âm thành 'eng'. 'inh' sẽ bị phát âm thành 'in' vì hai ngôn ngữ này không có phụ âm kép 'nh' sau các nguyên âm.
Ngoài ra, cũng như phát âm tiếng Hàn, cũng như phát âm tiếng Hoa cùng phát âm tiếng Lào và phát âm tiếng Thái không có các phụ âm kép 'ng' và 'nh' đứng trước Nguyên âm cũng như không có phụ âm kép 'nh' đứng sau Nguyên âm.

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn