Mạch NOR - Công ty TNHH Tam Hùng

Mạch NOR

Thứ tư - 23/01/2013 12:07
Các Trạng thái Logic của mạch NOR

Các Trạng thái Logic của mạch NOR


Mạch Hoặc Đảo (NOR)

·        Hệ thức toán học và Ký hiệu

Khi phối hợp Ngõ ra của Mạch Hoặc với một Mạch Đảo sẽ trở thành Mạch Hoặc Đảo (NOR) theo ký hiệu và hệ thức 

Tức là Ngõ ra của Mạch Hoặc chỉ bằng 0 khi và chỉ khi cả hai Ngõ vào đều bằng 0. Các trường hợp còn lại hoặc chỉ có 1 Ngõ vào bằng 1 hoặc cả hai Ngõ vào đều bằng 1 thì Ngõ ra sẽ bằng 1.
 

·        Các loại IC cơ bản


Có hai loại IC cơ bản được sử dụng khá phổ biến trong Công nghiệp đó là 7402 thuộc họ 74xx và 4001 mỗi IC đều chứa 4 phần tử Hoặc Đảo nhưng có thứ tự chân khác nhau nên về cơ bản không thể thay thế lẫn nhau theo cùng bố trí chân linh kiện.
 

·        Ứng dụng

Ứng dụng cơ bản và đơn giản nhất của Mạch Hoặc Đảo là Mạch Chốt (Latch) các Bit như sơ đồ dưới đây:

Mạch Chốt (Latch) Dữ liệu gồm 2 Ngõ vào tương ứng với 2 Bit là ‘S’ và ‘R’.

S được gọi là Set (đặt lại) và R là Reset (xoá) để làm thay đổi giá trị của Ngõ ra X.

Thuật toán của Mạch Chốt đơn giản được mô tả như sau:

Nếu R = S = 1 thì Ngõ ra sẽ không thể xác định được trạng thái nên trường hợp này được gọi là Trạng thái cấm;

Nếu R = S = 0 thì Ngõ ra được giữ nguyên trạng thái trước đó;

Nếu R ≠ S thì Ngõ ra sẽ được xác lập lại và được gọi là Trạng thái Nhập Dữ liệu (Xem thêm Mục 2.4 - Mạch Chốt).
 

l       Thiết kế và lắp ráp

Có thể sử dụng các Mạch Hoặc Đảo phối hợp với các phần tử Logic khác để thiết lập thành Mạch Toàn Cộng như trên.

Mạch Toàn Cộng và Mạch Bán Cộng trên thực tế được ứng dụng rất nhiều trong các Hệ thống Điều khiển kinh điển và cơ bản.

l       Kiểm tra và phán đoán hư hỏng



Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn