Hình ngục - Công ty TNHH Tam Hùng

Hình ngục

Chủ nhật - 13/01/2013 17:57
Lại nói, cứ đến mỗi độ đông về, thời tiết âm u khiến cho các Tinh vân của tôi không thể trực chiếu vào tôi nên tôi thường gặp bạo bệnh bởi không thể hấp thụ được năng lượng từ mười hai Tinh vân của tôi trong Vũ trụ.

Khi đó, hàng đêm Phật bà lại hạ xuống ở mé Tây dùng gương phản chiếu để hắt những luồng Tinh quang từ các Tinh vân cho tôi.

Một đêm đông lạnh giá tôi thấy Phật bà vẫn dùng gương phản chiếu Tinh quang từ các Tinh vân cho tôi như lệ thường và tôi thấy những cơn gió lạnh quất vào mặt Phật bà khiến cho hình hài của Phật bà lúc ẩn lúc hiện giữa bầu trời đầy băng giá.

Tôi không khỏi thương cảm và lo lắng cho Phật bà đã vì tôi mà phải nhọc lòng giữa đêm đông lạnh giá.

Tôi vội du hồn khỏi xác và đến bên Phật bà khuyên lơn Phật bà đừng vất vả vì tôi nữa. Phật bà rầu rầu đáp:

‘Ta vốn chẳng ra gì vì đã tác thành cho con một khiếm thể khiến cho con phải khổ sở suốt đời, chừng nào con chưa dứt cuộc sống nơi Trần gian thì chừng đó con vẫn phải chịu nhiều bất hạnh.

Ta có nhọc lòng thêm chút đỉnh cũng chỉ mong bù đắp cho những dị tật và khiếm khuyết trên thân thể của con.

Một trăm năm ở chốn Hồng trần chỉ vẻn vẹn có một năm trên Phật giới nên con đừng có lo nghĩ cho ta, con hãy trở về và an giấc cho ta vui lòng.

Ta cũng không còn biết rằng liệu cơ thể của con mà ta đã từng tác thành cho con cho đến nay đã được hoàn thiện hẳn chưa hay vẫn còn thiếu sót gì nữa không!’;

Nghe nói đến đó, tôi chợt bối rối và không muốn để Phật bà biết thêm những khiếm khuyết về thể xác mà tôi đang mắc phải để Phật bà khỏi phải đau lòng và lo nghĩ thêm cho tôi.

Nói rồi Phật bà lại vung cành liễu khiến cho hồn tôi quay trở về nhập xác bất chấp sự phản kháng của tôi. Tôi ngoan ngoãn với giấc ngủ chập chờn vì thương cảm cho sự khó nhọc của Phật bà. Trong thâm tâm tôi đã cảm nhận được tình thương vô bờ bến của Phật bà đối với tôi...

Tôi lại phải bắt đầu làm lại một cuộc đời mới, đây là chặng đời thứ hai của tôi và cũng là chặng đời mà tôi phải nếm trải những khổ hạnh nhất trong cuộc đời kể từ khi mình đủ nhận thức để hiểu được thế nào là bất hạnh và thế nào là hạnh phúc của cuộc đời mình.

Đó chính là những năm tháng tôi học ở Đại học Tổng hợp Hà nội. Lúc này Tỉnh Bình – Trị – Thiên đã được tách thành ba Tỉnh và Tỉnh Quảng Bình lại trở thành một Tỉnh vốn có trước đây từ trước ngày giải phóng và nó chính là mảnh đất mà tôi đã từng lớn lên trong những ngày ấu thơ của mình.

Bố và mẹ tôi đều phải chấp nhận nghỉ hưu non bởi sau khi tách Tỉnh, Cơ sở Vật chất của Tỉnh rất thiếu thốn nên công ăn việc làm của phần lớn Cán bộ Công nhân viên đều bị cắt giảm.

Tuy thế, sau khi tách Tỉnh, bố tôi vẫn phụ trách một Đơn vị Xuất nhập khẩu Việt – Lào của Tỉnh nhưng do có một lần bố tôi mang hàng của Cơ quan lên Lào để bán thì bị một khách hàng người Lào lừa gạt và bố tôi đã gây nên thất thu lớn cho Công ty vì số tiền bị mất, bố tôi phải chịu kỷ luật và về nghỉ hưu.

Còn mẹ tôi, vì phải chuyển ngành liên tục theo bố tôi nên chuyên môn của mẹ tôi bị thay đổi liên tục khiến mẹ tôi cũng đã bắt đầu mỏi mệt. Hơn nữa, những vết thương do chiến tranh để lại cũng ngày càng làm cho sức khoẻ của mẹ tôi suy kiệt không thể tiếp tục công việc nên cũng phải cùng nghỉ hưu với bố tôi.

Vậy là cuộc sống khó khăn thật sự đã đè nặng lên đầu chúng tôi bởi lúc này cả ba anh em tôi gồm tôi và hai em gái lớn đều học Đại học ở Hà nội còn em gái út của tôi vẫn sống cùng với bố mẹ tôi ở quê và đang học Cấp II. Những đồng lương hưu của cả bố mẹ tôi đã không còn có thể cáng đáng cho cả ba anh em tôi cùng ăn học Đại học mặc dầu vì thương các con mà bố mẹ tôi vẫn phải gắng cách xoay xở bằng cách vay mượn bạn bè và người thân...

Tôi cũng bắt đầu nghĩ cách tự làm thêm để kiếm tiền ít nhất lo được cho bản thân và giúp cho các em tôi để đỡ đần thêm chút ít cho bố mẹ. Vừa đi học và vừa phải đi làm, khó khăn vất vả là chuyện thường tình đã xảy ra với cuộc đời tôi.

Không chỉ có thế, tôi còn phải đương đầu với nhiều nguy hiểm khác vẫn thường rình rập tôi.

Lại nói đến những câu chuyện giữa Phật Tổ và Phật bà:

‘Phật bà có biết được rằng Thiên Cơ sắp phải chịu những tai kiếp gì trong thời gian tới không?’;

Phật bà nói:

‘Hắn sắp sửa phải chịu một chuỗi tai kiếp lớn cuối cùng trước khi hắn bước qua khỏi tiền vận của hắn’;

Phật Tổ nói:

‘Điều đó vẫn còn quá xa mà trước mắt điều quan trọng là hắn sắp phải chịu một tai kiếp gần đây thôi’;

Phật bà liền nói:

‘Hắn sẽ phải chịu một kiếp nạn lớn lúc hắn hai mươi lăm tuổi’;

Phật Tổ nói:

‘Chính vậy, đây chính là kiếp nạn hình ngục tức là hắn phải chịu cảnh tù tội mà trong đời hắn ít nhất hắn cũng phải nếm trải một lần’;

Phật bà thở dài và buồn bã nói:

‘Vậy thì đáng thương cho hắn quá bởi một kẻ phải chịu cảnh hình ngục thì không chỉ phải chịu đựng những đau đớn của thể xác mà còn phải chịu sự dằn vặt và khổ sở của tinh thần. Đệ tử sợ rằng kiếp nạn này sẽ làm cho hắn bị tổn thương nhiều quá...’;

Phật Tổ nói:

‘Nhưng đã là kiếp nạn theo định mệnh của hắn thì hắn không thể thoát được, hắn buộc phải chấp nhận thôi’;

Phật bà hỏi lại:

‘Đệ tử muốn giảm nhẹ tai kiếp cho hắn  ví thử có thể bằng cách nào đó có được không, thưa Phật Tổ’;

Phật Tổ nói:

‘Quả thật là Phật bà cũng quá nặng lòng thương hắn rồi!...’

Phật Tổ dừng lại giây lát rồi lại nói tiếp:

‘... khiến ta cũng không nỡ bắt hắn phải chịu đựng khổ sở quá nhiều! Để có thể giảm được tai kiếp cho hắn thì có thể bắt hắn chịu kiếp nạn trước thời hạn của hắn’;

Phật bà nói:

‘Có nghĩa là không trước thì sau hắn vẫn phải chịu kiếp nạn nhưng nếu chịu trước thì sẽ nhẹ hơn, có phải không thưa Phật Tổ?’;

Phật Tổ gật đầu:

‘Năn nay hắn cũng đã hai mươi ba hai mươi bốn tuổi rồi, chỉ năm nay hay năm sau thì hắn đã phải chính thức chịu nạn rồi. Bây giờ Phật bà hãy lựa lời cho hắn lựa chọn hoặc là chấp nhận kiếp nạn bây giờ hoặc là chấp nhận lúc hắn đến hạn?’;

Phật bà liền hiểu ý và phân giải:

‘Đệ tử biết Phật Tổ đang phải phân vân vì hắn vừa mới trải qua nhiều thăng trầm trong quãng đời vừa qua của hắn. Hắn cũng vừa mới đang gắng sức để vượt qua những hậu quả ấy nay lại phải chịu thêm một kiếp nạn trước thời hạn thì sợ rằng bất hạnh dồn dập sẽ khiến hắn không thể chịu đựng nổi!?

Nhưng nếu không chấp nhận thì khi đến hạn hắn sẽ phải cam chịu nặng hơn nên cần phải liệu tính một cách thật chu toàn cho hắn, phải không thưa Phật Tổ?’;

Phật Tổ hỏi:

‘Phật bà đã kịp liệu tính được cho hắn hay chưa?’;

Phật bà trả lời:

‘Dạ, Đệ tử sẽ cố gắng lấy lời khuyên giải và động viên hắn hãy cố gắng để chấp nhận chịu một kiếp nạn trước hạn hai mươi lăm tuổi của hắn’;

Nói rồi Phật bà xin bái biệt Phật Tổ và đi ngay.

Lúc này tôi cũng đã và đang thực hiện gần xong một Dự án lớn cho Bộ Công An và Chính phủ. Đó cũng là một may mắn lớn nhất trong cuộc đời tôi bởi nhờ nó mà tôi đã phát huy được năng lực nghiên cứu và khả năng áp dụng chuyên môn của tôi vào thực tiễn.

Phật bà liền đến bên tôi và nói:

‘Ta muốn con hãy lắng nghe ta một điều...’;

Tôi vội thưa với Phật bà:

‘Dạ, thưa Mẹ, Mẹ là Mẹ của con, có điều gì Mẹ cứ chỉ dạy, con xin nghe và gắng thực hiện’;

Phật bà khen và nói với tôi bằng những lời có cánh:

‘Con ngoan lắm, và ta cũng mong rằng con sớm hiểu rõ tâm ý mà ta rất muốn lo cho con:

Con ạ, trong cuộc đời một con người không ai không tránh khỏi những kiếp nạn lớn.

Sắp tới con cũng vậy, nếu con phải chịu thì nó sẽ làm cho cuộc đời con không còn hy vọng nữa.

Ta không muốn nói đến hậu quả của nó vì ta không muốn nghĩ đến điều đó mà sẽ làm cho con mất hy vọng.

Nhưng ta cũng đã có cách để sắp xếp cho con, nếu con chấp nhận chịu kiếp nạn đó trước thời hạn thì ta cũng sẽ giúp con hoá giải được để giúp con vượt qua được kiếp nạn một cách an bài’;

Một thoáng hoảng sợ và đau đớn chợt giằng xé cõi lòng tôi nhưng tôi đã kịp định thần và tôi liền thưa:

‘Nếu Mẹ đã an bài cho con thì con xin sẵn sàng được thuận theo ý của Mẹ nhưng con chỉ mong Mẹ cho con biết quãng thời gian nào để con còn có thể thu xếp những công việc hiện tại’;

Phật bà nói:

‘Tuy là kiếp nạn lớn với con nhưng ta cũng rất vui mừng vì con sẵn sàng chấp nhận để đánh đổi cả một vận mệnh rất lớn của cuộc đời con sau này. Vì thế, ta cũng rất vui mừng cho sự rắn rỏi của con.

Ta dự kiến con sẽ chịu kiếp nạn này vào mùa hè năm nay, ta không biết ý của con thế nào?;

Tôi ngẫm nghĩ rồi bộc bạch với Phật bà:

‘Nếu đến mùa hè thì mọi việc con cũng đã thu xếp ổn thoả cả rồi nên con nghĩ đó là thời điểm tốt nhất cho bất kỳ những gì không may có thể xảy ra với con.

Nhưng con muốn hỏi Mẹ rằng con sẽ phải chịu một tai kiếp như thế nào để con còn chuẩn bị tinh thần?’;

Phật bà nói:

‘Nếu con đã sẵn sàng chấp nhận theo sự sắp đặt của ta thì con hãy coi như không có gì xảy ra để khỏi phải quá lo lắng vì con cần phải hết sức tĩnh tâm để giải quyết những công việc của con còn lại.

Con không cần biết trước điều gì sẽ xảy ra với mình...’;

Tôi nói:

‘Con hiểu và con đã sẵn sàng, thưa Mẹ!’;

Phật bà nghe tôi nói xong liền quay trở về Phật giới.

Về phần tôi, sau khi nghe xong những điều mà Phật bà vừa căn dặn và chỉ dạy cho tôi, tôi chợt nhớ lại rằng: Năm 1987, lúc gia đình tôi đã chuyển vào Huế, một người cậu ruột của bố tôi từng học ở Trung Quốc gần hai mươi năm về Văn hoá và Học thuật Phương Đông đã từng ‘cắt’ cho tôi một lá số Tử vi mà trong đó nói rằng:

‘Cháu sẽ có ít nhất một lần bị tù oan vào lúc cháu 23 tuổi’;

Trong lòng tôi lúc ấy cũng đã đoán được rằng: Đó chính là định mệnh đã dành cho tôi mà tôi sẽ không thể cưỡng được số mệnh của mình: Tôi sẽ phải chấp nhận để được thế độ cho một kiếp nạn lớn trong cuộc đời mình.

Đúng trong năm đó (1994), tôi đang làm Kỹ sư trưởng có nhiệm vụ thiết kế và trực tiếp chỉ đạo một Dự án lớn cho Bộ Công an (lúc bấy giờ được gọi là Bộ Nội Vụ), Dự án này được bắt đầu thực hiện từ năm 1992 cho đến gần cuối năm 1994 thì kết thúc.

Trong lúc công việc cũng đã gần kết thúc, tôi mượn xe máy của Cơ quan Công an để sang Gia Lâm thăm một đứa bạn của tôi từng ở Quảng Bình đang ra ngoài này để học Đại học Hàng Hải nhưng tranh thủ mấy ngày nghỉ hè lên Gia Lâm để thăm anh trai của nó đang làm việc ở đó (hình như là ở một trường gì đó ở trong làng Lâm Du vì đó là lần đầu và duy nhất mà tôi đến, đã nhiều năm nên tôi không nhớ rõ).

Lúc đó tôi cũng đã đi vào địa phận của làng và cũng đã gần vào đến nhà mà đứa bạn tôi đang tạm trú ở đó, chỉ đi lòng vòng cỡ vài trăm mét nữa là có thể đến.

Tôi đang đi thì bỗng dưng nhìn thấy một cô bé chừng hơn hai tuổi chạy từ bên này sang bên kia đường vì đường làng rất hẹp nên tôi phải phanh gấp nhưng vì chiếc xe máy mà tôi đang đi là một loại xe Suzuki 250 phân khối chuyên dụng của Cảnh sát sử dụng phanh dầu, trước khi phanh cần phải đạp dập phanh một hai lần để dầu phanh được bơm lên đầu phanh thì mới có thể phanh được nhưng vì quá gấp nên tôi không còn kịp nhớ đến thao tác này.

Lúc đó tôi chỉ còn kịp đạp phanh một lần và giữ riết chân phanh nên phanh không có tác dụng. Khi chiếc xe đã lao tới sát đứa bé, tôi chỉ còn một cách là dùng ‘đòn hy sinh’ bằng cách tự nghiêng xe để ngã vào bờ rào được tạo bởi các cây chè tàu cùng với các sợi thép gai và chiếc xe cùng tôi đã ngã bẹp vào bờ rào, tôi bị gai cào xước cả mặt mũi chân tay nhưng tôi cũng không ngờ được là trong lúc tôi ngã xe thì chiếc càng bảo hiểm chắn phía trước đầu máy của chiếc xe đã gạt vào chân đứa bé làm cho đứa bé ngã, sau này tôi biết được là đứa bé bị gãy chân.

Lúc này, tôi cũng kịp phát giác ra rằng, tai hoạ mà tôi đã được Phật bà báo trước chính là tai nạn giao thông mà tôi vừa gây ra này và tôi sẽ phải chịu một hậu quả rất nặng nề về vụ việc này, hoàn toàn không đơn giản như những tai nạn giao thông khác mặc dù hậu quả của việc tôi gây ra tai nạn cho đứa bé không phải quá nghiêm trọng...

Tôi vốn biết Gia Lâm vốn là một làng có ‘truyền thống anh chị’ nên mặc dù lúc đó tôi rất muốn dừng lại để xem đứa bé như thế nào nhưng rất sợ bị lũ trai làng nhảy ra đánh và có thể giết tôi nên tôi vội vã cố sống cố chết bỏ xe lại và chạy bộ vào nhà của đứa bạn hy vọng nhờ nó có thể can thiệp với dân làng cho tôi xin lỗi và có thể bồi thường tai nạn nếu có thể...

Ngay lúc đó vừa có một người đàn ông đuổi theo tôi và vừa chạy vừa la to ‘bắt lấy nó’;

Tôi cũng đã chạy được vào nhà đứa bạn và vừa hay ông ta cũng đuổi kịp đến nơi. Tôi vội vã phân bua với đứa bạn nhờ nó thương lượng giúp. Nhưng thật vô phúc cho tôi, nó cũng chỉ là một đứa ‘ăn nhờ ở đậu’ ở nơi đó nên cũng không dám ra mặt để nói giúp tôi.

Vậy là người đàn ông và lũ trai làng cũng vừa kéo đến như ông vỡ tổ và bọn họ lôi tôi xồng xộc từ chỗ nhà đứa bạn quay trở lại nơi tôi đã gây ra tai nạn với chiếc xe máy vẫn còn ở chỗ cũ:

Điều tôi định liệu hoàn toàn đúng sự thật, tôi tin chắc rằng vì sự vụ này không chỉ đơn giản là tôi sẽ bị lũ trai làng đánh đập một cách không thương tiếc mà còn bị tống giam.

Khi đã bị điệu cổ đến tận ‘hiện trường’, lũ trai làng bắt đầu xông vào đánh tôi thừa sống thiếu chết bằng tay chân và thậm chí bằng cả cọc rào. Tôi gần như không còn cảm giác về sự đau đớn là gì nữa bởi lúc đó trên người tôi tất cả mọi chỗ đều bầm giập.

Sau đó, bọn họ lại lôi tôi lên tổ Dân phòng ở trên đê Gia Lâm để làm các thủ tục pháp lý... và trong khi các vị Dân phòng đang làm việc với tôi thì lũ trai làng vẫn mặc sức hành hung tôi như chính bọn họ là những người có quyền được đánh người tự do vậy.

Tôi gần như không thể nói được gì bởi vì trong tình cảnh đó tôi quá sức sợ hãi và càng không thể khai báo về Cơ quan Công an mà tôi đã từng làm Dự án ở đó vì tôi sợ bị vi phạm kỷ luật.

Các vị Dân phòng sau khi lấy giấy bút ghi lại những lời khai do người đàn ông lúc nãy đã hô hào đuổi bắt tôi và buộc tôi ký vào. Tôi cũng không còn có thể nhìn thấy gì bởi lúc đó mắt mũi của tôi cũng đã bị đánh bầm dập và nổ đom đóm nên tôi chỉ còn một nước là ký vào chỗ mà vị Dân phòng đã chỉ cho tôi mà tôi cũng không còn biết cái chữ ký của tôi lúc đó có còn ra hình của một chữ ký nữa hay không.

Sau khi xong các thủ tục, vị Dân phòng nói:

‘Bây giờ cũng đã là cuối giờ chiều ngày thứ bảy, mai là chủ nhật nên đồn Công an Gia Lâm sẽ không làm việc, phải chờ đến sáng thứ hai mới giao hắn cho Công an Gia Lâm được. Chiếc xe của hắn thì các bác cứ giữ lấy làm tang chứng’;

Trước khi lũ trai làng bỏ về vẫn cố lao vào tặng tôi thêm vài cú đấm trời giáng làm kỷ niệm nữa. Tôi đành phải phủ phục chịu trận và bất lực trước tình cảnh của tôi lúc đó.

Một ngày chủ nhật trôi qua và một ngày rưỡi tôi bị bỏ đói vì ngay chiều thứ bảy ấy tôi cũng không kịp nhồi được bất kỳ một thứ gì vào bụng.

Tôi hy vọng Phật bà sẽ báo trước thêm cho tôi vài điều gì đó trong đêm nay hoặc trong những ngày tới để tôi có thể phòng bị. Tôi quì xuống nền nhà Dân phòng và cầu khấn Phật bà...

Lại nói đến những câu chuyện giữa Phật Tổ và Phật bà:

‘Hiện nay Thiên Cơ đang chịu nạn rồi đó’;

Phật bà lấy làm rất xót xa và vội thưa:

‘Dạ, Đệ tử đã biết và đang...’;

Phật Tổ nói:

‘Hắn đã chấp nhận tự cam chịu kiếp nạn này thì Phật bà không nên can thiệp vào...’;

Phật bà đành im lặng đi ra khỏi Phật Điện và vẫn dõi theo những diễn biến của Thiên Cơ với lòng đầy lo lắng và thương cảm cho sự khổ ải mà Thiên Cơ đang phải gánh chịu dưới Trần gian.

Tối hôm đó, trong giấc ngủ chập chờn và mê mệt trong cơn đói lả người, Phật bà đến bên tôi an ủi:

‘Con hãy ráng sức chịu đựng, ta đã giúp con bế quan các cảm quan của con nên tạm thời con không biết đau về thể xác. Ta biết rằng con đang phải chịu dằn vặt về tinh thần nhiều lắm...’;

Tôi thều thào với Phật bà:

‘Con xin Mẹ hãy yên lòng, con vẫn gắng chịu được. Chỉ có điều, con xin mẹ hãy báo trước cho con thêm những điều khác để con có thể chuẩn bị được tinh thần hay không?’;

Phật bà lắc đầu nói:

‘Thiên cơ bất khả lộ! Con hãy cố gắng chịu đựng vì đây là kiếp nạn của con. Con đừng nên biết thêm làm gì cho khổ tâm vì nếu con biết trước con sẽ lo lắng và dằn vặt mình nhiều lắm...’;

Phật bà nhìn tôi với ánh mắt đầy xót xa và không nỡ quay trở về Phật giới mà vẫn ở bên cạnh tôi cho đến gần sáng.


>>> Thiên cơ
>>> Giáng phàm
>>> Ngọc Nữ
>>> Xa mẹ
>>> Cảm xúc đầu đời
>>> Trò chơi nguy hiểm
>>> Chữ tuyệt
>>> Hạn Mười ba tuổi
>>> Du hồn
>>> Hạ sơn
>>> Mưu cầu Sự nghiệp
>>> Đặc ân
>>> Trái cấm
>>> Ngày chia ly nghiệt ngã
>>> Sang trang
>>> Bị tống giam
>>> Trọng thương
>>> 
San yǒung (산영)
>>> Bảo mẫu
>>> Đại nạn
>>> Thiên la - Địa võng
>>> Ba lần cửa quan
>>> Bế quan
>>> Dự án
>>> Hậu vận
>>> 
San yǒng (산영)
>>> Thức dậy
>>> Cảm hóa
>>> Lời giã biệt
>>> Khi người đàn ông khóc
>>> Có em trong đời

>>> Vắng em

 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết