Trọng thương - Công ty TNHH Tam Hùng

Trọng thương

Chủ nhật - 13/01/2013 06:08
Chúng tôi lên đến tận hà Tây thì cũng đã chập choạng tối, anh bạn dừng xe lại để hỏi dân làng xem những lò võ có ở quanh đấy không và cuối cùng thì cũng đã tìm được một lò võ. Chúng tôi vừa dừng xe trước cổng một lò võ thì đã thấy mấy môn sinh ở trần mặc quần có chít đai ở lưng quần thì chúng tôi cũng khẳng định được đó là lò võ thật.

Chúng tôi xuống xe và các môn sinh sán lại hỏi:

‘Các anh cần tìm ai?’;

Anh bạn tôi nhanh nhảu đáp:

‘Chúng tôi cần tìm một Võ sư để nhờ chữa trị nội thương!’;

Một môn sinh nhìn qua sắc mặt tôi liền hỏi lại:

‘Cậu bị nội thương à?’;

Tôi gật đầu đáp:

‘Vâng, bị ở bụng’;

Vị môn sinh liền nói:

‘Cũng rất may là thầy đang ở trong, hai người cứ đi vào phòng chờ đi, để tôi đi vào báo với thầy’;

Một môn sinh nhanh nhẹn đưa chúng tôi vào phòng chờ còn vị kia đi tìm thầy của họ. Một lát sau, một người có thân hình tầm thước nhưng rất vạm vỡ trạc tuổi bố tôi bước vào. Vừa trông thấy sắc mặt tôi, ông ta đã nói:

‘Cậu đã bị xuất huyết nội tạng, ít nhất cũng đã ba ngày rồi, hãy nằm xuống giường để tôi xem mạch’;

Lúc đỡ tôi xuống giường, anh bạn nói nhỏ vào tai tôi:

‘Vậy là bắt đúng thầy rồi, chỉ cần xem qua sắc mặt mà đã biết được cả tiến trình bị thương thì đúng là không phải tay vừa đâu’;

Tôi gật đầu rất vui sướng và yên tâm vì đã tìm được đúng thầy.

Sau khi xem xong mạch, thầy nói:

‘Mạch thành bụng của cậu đã bị đánh vỡ nên cậu đã bị xuất huyết trong khá nhiều, chắc là cậu cũng đã biết cách để tự kiềm chế được nên phần nào hạn chế được tốc độ kịch phát của nó để cậu có thể chịu đựng được thêm một tuần nữa nếu không được chữa trị kịp thời.

Trong trường hợp nếu cậu không biết cách tự hạn chế thì cậu chỉ có thể duy trì được sự sống trong vòng đúng một tuần kể từ sau khi cậu bị đánh.

Kẻ nào ra tay với cậu mà ác hiểm như vậy? Bởi đây là một trong những đòn đánh hẹn giờ và hẹn ngày chết mà chỉ có những môn phái rất tàn bạo mới sử dụng thôi. Đòn đánh mà chúng dùng cho cậu đã được hạn định trước trong vòng một tuần’;

Nghe thầy dạy võ nói như vậy, tôi mới giải toả được sự nghi ngờ của tôi từ khi tôi vẫn đang bị giam trong tù...

Thầy dạy võ lại nói tiếp:

‘Trước tiên tôi sẽ châm cứu để bế tác các huỵêt đạo của cậu tạm thời không cho máu tiếp tục chảy xuống mạch thành ruột để làm ngừng quá trình xuất huyết của mạch thành ruột và tôi sẽ cho cậu uống các loại thuốc để phục hồi lại mạch thành ruột, tá tràng, tực tràng và đại tràng để giúp cậu phục hồi lại chức năng tiêu hoá và bài tiết’;

Anh bạn tôi nghe nói đến vậy đành tạm cắt lời thầy:

‘Thưa thầy, anh em của chúng em rất may gặp được thầy nên trăm sự nhờ thầy cứu giúp cho. Tốn kém thuốc thang như thế nào thì chúng em cũng xin lo liệu lại cho thầy.

Bây giờ cũng đã tối mà vì đường xa nên có lẽ thầy cho em gửi lại cậu ấy ở đây vài ngày để chữa trị cho dứt bệnh. Chừng nào đỡ được thì em xin đến đón về.

Em xin phép được về ngay cho kịp trong đêm nay kẻo trời cũng đã tối rồi, sáng mai em vẫn phải đi học ở trường’;

Thầy nói:

‘Cậu cứ yên tâm, tôi sẽ cố gắng hết sức giúp đỡ cho cậu ta coi như cũng là một việc nghĩa của một người luyện võ’;

Tôi vẫy tay bảo anh bạn lại gần và nói số điện thoại của cậu bạn tôi ở Gia Lâm và số điện thoại của Cơ quan Công An mà tôi đã mượn xe máy để nhờ anh bạn báo hộ với một người trong Cơ quan Công An sang Gia Lâm gặp cậu bạn của tôi ở đó để lấy lại chiếc xe máy mà tôi đã mượn của họ và đang bị giữ bởi gia đình của đứa bé bị nạn.

Tôi lại kéo anh ấy sát hơn và bảo nhỏ rằng:

‘Hiện tại em vẫn chưa hiểu được mục đích cố sát em của tên đại ca kia cho nên nếu bên Cơ quan Công An họ có hỏi em đang ở đâu thì anh cứ bảo là em đang xin phép về quê để nghỉ ngơi ít ngày, đừng nói là em đang chữa thương ở đây.

Lúc nào khoẻ thì em sẽ quay ra và tiếp tục công việc sau vì hiện tại Dự án cũng đã làm xong chỉ còn khâu kiểm tra và kiểm nghiệm các sự cố bất trắc có thể xảy ra hay không thôi, không còn đáng ngại lắm’;

Anh bạn tôi tỏ vẻ hiểu ý và khuyên tôi:

‘Được rồi, sáng mai anh sẽ phải đi học, sau đó đến đầu giờ chiều anh sẽ đến Cơ quan Công An tìm gặp họ và báo cho họ đi lấy xe máy về. Mọi việc anh sẽ cố gắng thu xếp theo đúng những gì em cần. Anh hy vọng là em cũng sớm khỏi thôi’;

Nói rồi anh bạn quay sang chào từ biệt thầy dạy võ và một vài môn sinh đang đứng bên cạnh để về cho kịp trong đêm ấy.

Sau ba ngày chữa trị, tôi cũng đã được bình phục khá nhanh vì đã gặp đúng thầy đúng thuốc. Tôi đã bắt đầu ngồi dậy và đi lại được bình thường. Thầy dạy võ bảo một môn sinh cắt sửa lại cho tôi cái đầu tóc vốn bị cắt nửa ngắn nửa dài trở nên chu chỉnh hơn và bảo một môn sinh khác nấu cho tôi một nồi nước xông để tắm vì thể lực của tôi đang còn yếu nếu tắm nước lạnh sẽ bị cảm.

Hơn nữa, được tắm nước xông rất có lợi cho việc điều hoà lại khí huyết trong cơ thể của tôi sau khi trị thương. Quả thật sau khi tắm nước xông xong thì tôi cảm thấy khoẻ khoắn và tinh thần sảng khoái hẳn.

Thầy dạy võ cho gọi tôi vào phòng chính. Vừa bước vào , tôi đã thấy thầy dạy võ ngồi rất đỉnh đạc trước một cái bàn lớn đặt giữa phòng chính và xung quanh đó có mấy cái ghế. Thầy chỉ cho tôi một cái ghế trước mặt và bảo tôi ngồi xuống. Tôi cám ơn thầy rồi cũng ngoan ngoãn theo lời thầy.

Thầy nhìn thẳng vào mặt tôi và nói rằng:

‘Cậu cũng là người có quí tướng của một người có chí lớn phi phàm và sẽ là người sau này có thể một tay cầm nắm cả giang sơn...’;

Nghe thầy nói đến đó, tôi miễn cưỡng phân bua lại:

‘Thưa thầy, thầy nói vậy thì con nghe vậy chứ con nghĩ rằng cuộc đời của con gặp nhiều sóng gió và tai ương lắm ạ. Con chỉ nghĩ rằng mình phải cố gắng hết sức mình để tự lo liệu được cho bản thân mình để khỏi phải trông cậy vào người khác đó là quá tốt phúc cho con rồi ạ’;

Thầy lại nói tiếp:

‘Cuộc đời của con người cũng giống như một dòng sông, lúc thì quanh co gấp khúc, lúc thì thẳng tắp và trải rộng. Con người cũng có tiền vận, trung vận và hậu vận: Có những người có tiền vận rất sáng sủa nhưng hậu vận thì rất thê thảm.

Có những người có tiền vận thì rất long đong cơ cực nhưng hậu vận lại phú quí giàu sang. Cậu là mẫu người có hậu vận rất tốt.

Chỉ mong rằng cậu cố gắng học hành và rèn luyện chí đức cho thật tốt để mai sau xứng đáng với một người có uy danh lừng lẫy thiên hạ’;

Tôi cúi đầu xin cám ơn thầy. Thầy lại hỏi:

‘Tại sao cậu lại dùng từ con để xưng với thầy?’;

Tôi thưa:

‘Thưa thầy, bởi vì trước đây con đã từng ở Huế và cũng đã từng theo học một Võ phái được gọi là Nam sơn Phái nên chúng con đều phải xưng con với thầy dạy võ và sự xưng hô vậy đã thành thói quen khi xứng hô với những thầy dạy võ rồi ạ’;

Thầy dạy võ nghe vậy liền nói:

‘Kể ra cậu xưng con với tôi thì tôi cũng cảm thấy có một cái gì đó thân quen và gần gũi hơn bởi vì tôi nghĩ có lẽ tôi cũng cỡ tuổi của bố cậu...’;

Tôi công nhận:

‘Thưa thầy, bố của con năm nay mới trạc năm mươi tư tuổi, con nghĩ là vẫn còn kém thầy ít nhất năm đến sáu tuổi đấy ạ’;

Thầy nói:

‘Đúng thế, năm nay thầy cũng đã là sáu mươi mốt tuổi rồi’;

Thầy ngồi trầm ngâm một hồi rồi lại nói tiếp:

‘Cũng may là con đã từng học võ nên con cũng có sức chịu đựng tốt và biết cách hạn chế được tác hại của các đòn đánh nên con mới giữ được sức khá lâu và cũng phục hồi được khá nhanh. Nếu không, với thể lực của con yếu như thế sẽ có thể con không chịu đựng được đến hạn của nó đâu’;

Tôi hào hứng thưa chuyện với thầy:

‘Tự lúc bé cho tới lớn con vẫn hay đau ốm thường xuyên. Vì ốm nhiều nên con cũng đã quen hết các loại bệnh trong người kể từ lúc bắt đầu khởi phát cho đến lúc biểu hiện nặng nên con đã tự biết cách để phòng ngừa trước khi nó kịp khởi phát.

Sau đó, con cũng đã học võ nên cũng đã tự biết được cách kiểm tra được những thương tổn trên cơ thể và cũng biết được một ít kinh y dịch lý để hạn chế được những khả năng phát tác của các thương tổn...’;

Thầy gật gù:

‘Chịu khó để ý và chịu khó tìm tòi để hiểu biết đó là một bản tính rất tốt của con và nhờ có khả năng tự hiểu biết mà con cũng đã biết cách để tự cứu lấy bản thân mình. Cũng thật khá khen cho con lắm...’;

Thầy dừng lại một lát rồi lại nói tiếp:

‘Thầy nói cho con biết rõ và con đừng có buồn bởi thầy cũng biết rằng lâu nay con vẫn thường luyện võ để rèn luyện sức khoẻ, cũng nhờ luỵên võ mà con đã có sức chịu đựng tốt hơn để vượt qua được nhiều bệnh nan y mà con đang mắc phải nhưng hiện giờ mạch thành ruột của con đã bị thương tổn rất nặng, từ nay về sau con không được vận động cơ bụng nhiều vì có thể nó sẽ làm cho mạch thành ruột của con bị đứt trở lại và sẽ khó phục hồi hơn.

Hơn nữa, con phải kiêng dè không được uống bia, uống rượu hoặc các chất kích thích có hại cho dạ dày. Nếu có sử dụng thuốc tây thì con cũng nhớ là phải để ý các loại thuốc không gây hại dạ dày và đường ruột của con’;

Tôi cảm thấy buồn hẳn:

‘Thưa thầy, con cũng đã từng quyết tâm luyện võ để tự rèn luyện thể lực và ý chí cũng như tinh thần của một Võ sỹ đạo nhưng bây giờ vì sự thể như vậy mà con phải bỏ phí mất bao nhiêu năm trời tập luyện thì con cũng cảm thấy khổ tâm lắm’;

Thầy an ủi:

‘Con là một bậc kỳ tài sau này, con không cần phải kham luỵ quá nhiều thứ làm gì cho mệt tâm can. Con chỉ cần chú tâm nhiều hơn vào sự nghiệp chính của con mà thôi.

Việc ốm đau của con cũng có thời kỳ thôi, thường thì ở giai đoạn đầu vì ta nghĩ rằng con sinh thiếu tháng nên ngay từ lúc sinh ra thì con đã bị thiếu sinh lực nhưng đến bây giờ thì con cũng phát triển khá hoàn thiện nên nó cũng đã có đà để cho con vượt qua được những giai đoạn nguy hiểm rồi.

Thời gian tới, sức khoẻ của con ắt sẽ tốt lên hơn so với trước đây rất nhiều, con không cần phải tập võ nữa cũng không sao. Chỉ cần con biết kiêng dè khi thời tiết thay đổi hoặc đi lại phải thận trọng để tránh tai nạn là không có gì phải quan ngại cả’;

Những lời khuyên giải hết sức chân tình của người thầy dạy võ đã làm cho tôi hết sức cảm động. Ông vừa là một người thầy dạy võ nên trong ông có đủ những tư chất vô cùng cao quí của một Võ sỹ đạo và lò võ của ông lại ở một miền quê thanh bình nên trong ông cũng có man mác dạt dào một tính cách chân quê chân chất và rất bình dị nhưng rất ấm nặng tình người...

Khuôn mặt ông luôn ngời sáng một tinh thần quật cường của một Võ sỹ nhưng cũng rất hiền từ và độ lượng của một bậc trượng phu cao quí. Tôi nghĩ rằng ông không chỉ là một người thầy dạy võ thuần tuý mà trong ông cũng đã hội đủ những tố chất và cá tính của một Anh tài hiếm có. Nghĩ đến đó tôi mới thấy rằng nhờ cái kiếp nạn lớn ở trong tù mà tôi lại may mắn gặp được một người như ông.

Trong cái hoạ lại gặp được cái may. Trong cái chết cận kề lại tìm được một nguồn sống khác mãnh liệt hơn và tươi sáng hơn. Trong sự bế tắc lại tìm ra được một con đường lớn rộng mở hơn trước mắt mình. Điều đó khiến cho tôi tin rằng trên đời này vẫn còn vô số những người tốt, cuộc đời này vẫn đáng để tôi yêu quí và tha thiết.

Những ngày hôm sau, tôi đã bắt đầu đi lại hoạt bát và nhanh nhẹn như mọi ngày, cứ đến giờ thì thầy dạy võ lại đến kiểm tra bệnh cho tôi và cũng đã cảm thấy rất yên tâm vì không có biến chứng gì xảy ra với tôi.

Tôi vẫn thường đi dạo chung quanh khu vườn của lò võ: Đó là một khuôn viên rộng rãi và thoáng mát bởi nhiều loại cây lưu niên có thân rất to và cao, tán là sum suê phủ đầy bóng mát. Trên thân cây buộc đầy các tấm chắn mềm để các Võ sinh tập đấm và tập đá, thi thoảng có thêm các bị cát treo lơ lửng ở khắp nơi làm bia lưu động cho các Võ sinh học cách tấn công và phòng thủ.

Vài chỗ lại có thêm mấy bộ xà đơn và xà kép để các Võ sinh luyện thể hình và cũng có những hố cát để các Võ sinh tập lộn nhào, tập ngã... các Võ sinh ở đây đều luyện tập rất hăng say.

Sự hăng say tập luyện của họ cũng đã đôi lần làm cho tôi bị kích động, tôi thèm khát được tập luyện trở lại như họ. Một nỗi buồn tiếc lại dâng lên trong lòng tôi.

Nhưng tôi biết rằng đó là điều mà bây giờ tôi không thể...

Sau một tuần, những vết thương nội tạng của tôi cũng đã lành, chỉ còn những vết thường ngoài da vẫn còn đang hơi đau nhức nên thầy dạy võ bảo với tôi rằng:

‘Nếu không quá bận rộn thì con vẫn có thể tiếp tục lưu lại đây để chữa trị cho khỏi hẳn, thầy cũng muốn có con hàn huyên thi thoảng vì cũng có những điều gì đó thầy cảm thấy ở con rất hợp với thầy’;

Thầy vừa mới nói đến đó thì anh bạn của tôi cũng vừa mới quay lại và dừng xe ngay trước cổng. Trước đó anh bạn tôi cũng đã tranh thủ quay lại thăm tôi hai ba lần mới biết được tiến triển của tôi nên mừng lắm.

Lần này anh bạn tôi quay lại là chắc chắn để đón tôi trở về, thấy thịnh tình của thầy nên tôi cũng chưa muốn cáo từ để trở về nhưng anh bạn tôi nói:

‘Nếu cậu đã thấy đỡ rồi thì cũng nên thu xếp để về vì ở Cơ quan Công An họ cũng đang muốn cậu trở lại để hoàn thành nốt một số thủ tục sau Dự án cho họ’;

Tôi đành phải xin phép thầy để trở về, anh bạn tôi lấy ra một gói nhỏ đựng tiền trong đó và đưa trước mặt thầy rồi cung kính nói:

‘Thưa thầy, được thầy cứu chữa giúp cho cậu ấy, đó là ân nghĩa lớn lắm. Trước hết em xin thay mặt để cám ơn thầy và việc thầy lo thuốc thang chữa trị tốn kém như thế nào em xin thầy cho em được biết để lo liệu.

Hiện tại em cứ xin gửi thầy chừng này, nếu thiếu thì xin thầy cứ cho biết, em sẽ cố gắng thu xếp thêm’;

Thầy gạt tay anh bạn tôi lại và nói:

‘Cậu đừng bày vẽ, các cậu cũng đang còn là Sinh viên nên cũng rất hoàn cảnh. Gặp cậu này có phúc lớn nên mới đến tìm tôi để chữa trị và tôi cũng phải vì việc nghĩa mà làm phúc cho cậu ấy.

Cậu cứ giữ lại tiền mà bồi bổ thêm sức khoẻ cho cậu ấy bởi vì bây giờ cậu ấy vẫn còn yếu lắm’;

Nói rồi, thầy lại gọi một môn sinh tới và bảo vào trong tủ thuốc của thầy ra lấy thêm cho tôi vài thang thuốc rồi nói:

‘Con hãy về chịu khó uống thêm mấy thang thuốc này cho khỏi hẳn, trong trường hợp nếu có biến chứng gì nguy kịch thì hãy quay lại. Nếu không thì đừng quay lại làm gì cho vất vả vì đường sá xa xôi’;

Tôi cảm động đến ứa nước mắt và quì xuống dưới chân thầy:

‘Thưa thầy, thầy đã cứu mạng con, công đức lớn của thầy con đã không đền đáp được bằng của cải và tiền bạc, thầy lại không muốn để con quay lại thăm thầy thì con đâu có đành lòng được.

Con xin thầy hãy cố gắng nhận chút lòng thành của con để con đỡ áy náy vì phải mang nợ ơn nghĩa của người khác!’;

Thầy cúi xuống đỡ tôi dậy rồi nói:

‘Con đừng quì như vậy, con là người có tấm thân cao quí sau này. Thầy chỉ là một kẻ võ biền, đừng quì lạy thầy như thế, thầy không xứng đáng để con phải cung kính như vậy’;

Tôi ôm lấy thầy và khóc:

‘Thưa thầy, sau này con có là gì đi nữa thì trong tâm can của con vẫn ghi nhớ rằng thầy là người đã từng cứu mạng con’;

Thầy lại nói tiếp:

‘Con sinh ra vốn trong một dòng dõi quyền quí, sở dĩ vì sa cơ mà con lâm hoàn cảnh khốn khó nhưng mai sau con sẽ lại nối dõi tổ tông để làm nên nghiệp lớn.

Thầy chỉ mong rằng lúc ấy con sẽ đưa sức đưa tài để giúp đời, giúp người như những bậc tổ tiên của con đã làm, vậy là thầy cũng đã mãn nguyện lắm rồi’;

Tôi thắc mắc:

‘Thưa thầy, kể từ lúc con sinh ra đến nay, do hoàn cảnh mà con phải lưu tán khắp phương trời, không được trưởng thành nơi con đã từng được sinh ra nên không biết được rõ gốc gác tổ tông dòng họ của con.

Hơn nữa, làng quê mà nơi con được sinh ra cũng chỉ là một miền quê nghèo, có đáng là gì mà thầy bảo là con xuất thân trong Dòng dõi quyền quí’;

Thầy nói:

‘Con có để ý kỹ các môn sinh của thầy không? Con có thể nhận xét được gì ở họ hay không?’;

Tôi trả lời:

‘Thưa thầy, con cũng có gặp các môn sinh của thầy và khi nhìn họ, con luôn thấy ở họ một khí chất hiên ngang nhưng cũng rất nghĩa hiệp luôn thể hiện họ muốn đưa sức đưa tài ra để giúp đời’;

Thầy gật gù:

‘Vậy là con cũng có con mắt biết nhìn người, là một may mắn lớn để sau này con biết chọn những người giúp việc cho con. Thầy cũng phải nói thêm với con rằng thầy là một người dạy võ: Điều quan trọng của người học võ và dạy võ là phải có những đức tính tốt và phải biết làm những việc nghĩa nên thầy cũng phải biết cách đoán nhìn tướng mạo để mà mưu tuyển môn sinh cho đúng với những tố chất cao quí của người học võ.

Nếu không có con mắt nhìn người một cách thật thận trọng và sáng suốt mà có thể gây ra sai lầm để tuyển chọn bất kỳ một kẻ nào đó không có đạo đức thì kẻ đó sẽ lợi dụng võ thuật để làm những việc trái đạo lý thậm chí là tàn ác hại người’;

Tôi nói:

‘Thưa thầy, con hiểu rằng thầy là người rất am hiểu cả về tướng số và nhân bản học...’;

Thầy gật đầu và nói:

‘Chính vì thế nên kể từ lúc gặp con, thầy đã đọc được gia cảnh của con và biết rõ cả xuất thân quyền quí của con qua ẩn tướng trên khuôn mặt của con nên thầy cũng đã gắng hết sức để chữa trị cho con sớm bình phục’;

Lại một lần nữa tôi hết sức cảm động:

‘Thưa thầy, ơn này của thầy con rất biết...’;

Thầy cắt lời:

‘Thầy không muốn con phải trả ơn thầy mà thầy chỉ muốn con hẵy biết giữ gìn sức lực và cố gắng phấn đấu vì sự nghiệp cao quí để sau này nếu con trở thành được một nhân tài có ích cho nước và cho đời thì thầy cũng lấy làm mãn nguyện vì trong đời mình cũng đã góp được một việc nhỏ cho đời đó là đã từng cứu sống được con.

Thầy chỉ là một kẻ võ biền nên con cũng thấy đấy, thầy không mong ước gì hơn là dạy dỗ các môn sinh hiểu được đạo của người học võ và thầy dạy võ cũng chỉ để mưu cầu cuộc sống đạm bạc hàng ngày.

Vì thế, chỉ cần, thầy mong rằng sau này con trở thành một người có ích thực sự cho Xã hội là thầy cảm thấy rằng cuộc đời này thầy sống cũng đã không uổng phí’;

Tôi biết rằng tôi không thể thuyết phục được thêm ở thầy một điều gì nên tôi đành phải cáo biệt thầy để xin phép ra về.

Và tôi chợt thầm nghĩ rằng có lẽ Phật bà đã sớm xếp sắp cho tôi trong việc chữa trị thương của tôi ở tại lò võ của thầy dạy võ.

Thầy lại nói thêm:

‘Con hãy nhớ rằng con là người mang chân mệnh của kẻ có uy quyền nên con cần phải giữ sự cương trường và phải làm đúng chính đạo, đừng yếu lòng mà bị kẻ khác lợi dụng.

Hơn nữa, con là kẻ đa tài nhưng cũng đừng kham quá nhiều việc vì thầy sợ rằng lực sẽ bất tòng tâm mà làm cho con tiến thoái lưỡng nan và gặp nhiều nguy biến lúc lâm nạn: Thầy hy vọng rằng những vấp váp sắp tới của con trong cuộc đời cũng sẽ sớm giúp con hiểu được rõ hơn những tâm ý của thầy và cũng giúp con tự trưởng thành để trở thành một kẻ hơn người’.

Nhiều năm sau, sau khi tôi đã được đi làm nghiên cứu sinh ở Cộng hoà Liên bang Đức trở về nước và vào làm việc tại Viện Kỹ thuật Quân sự II, lúc ấy Văn phòng mà tôi làm việc được đặt tại số 7 Phố Hoàng Diệu – Hà nội dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Tiến sỹ Phan Ban.

Một điều đặc biệt nữa là Văn phòng mà tôi làm việc lúc ấy lại chính là Lầu của Công chúa Ngọc Hân trước đây. Sau này, Viện Kỹ thuật Quân sự II phải trả lại cho Bộ Văn hoá để tôn tạo lại thành Di tích Lịch sử và Văn hoá.

Công việc của tôi là triển khai nghiên cứu thiết kế các Phương tiện Thiết bị Thông tin Liên lạc Viễn thông cho Quân đội:

Đây cũng chính là công việc mà tôi đã từng đam mê từ nhỏ, lúc mới chín tuổi tôi cũng đã từng lẽo đẽo theo các anh Bộ đội Thông tin để nghe giảng giải về Lý thuyết và tập sử dụng các máy Bộ đàm để liên lạc...

Những triển vọng mới như mở ra trước mắt tôi nếu như cuộc đời của mình được an bài nhưng cũng chính vì cuộc đời của tôi vẫn chưa được an bài nên vẫn còn nhiều trắc trở tiếp tục xảy ra với tôi hàng ngày khiến cho cuộc sống của tôi vẫn liên tục bị xáo trộn và thay đổi mà bản thân tôi cũng không mong muốn.

Lại nói đến câu chuyện trên Phật giới ngay sau khi tôi gặp phải nạn ngục hình (bị tống tù vì gây tai nạn giao thông). Phật Tổ hỏi Phật bà:

‘Ta nghĩ rằng cũng đã đến lúc phải sắp xếp cho hắn một mối nhân duyên rồi đó, Phật bà cho rằng có đúng vậy không?’ ;

Đôi mắt Phật bà trở nên sáng long lanh đầy hàm ơn trước nghĩa cử của Phật Tử dành cho Thiên Cơ. Tuy nhiên, trong lòng Phật bà vẫn còn do dự, Phật bà liền phân vân với Phật Tổ:

‘Dạ, bạch Phật Tổ, Đệ tử cũng đã có để mắt tới một người con gái nhưng hiềm thay người này hẵng còn quá ít tuổi, với lại hắn vẫn chỉ mới hơn 20 tuổi, chưa ngoài 35 tuổi để có thể thành gia thất như sự định liệu của Phật Tổ muốn dành cho hắn...!’;

Phật bà muốn nói tiếp nhưng Phật Tổ đã xua tay và cắt lời:

‘Đành là vậy nhưng ta muốn rằng chúng ta hãy tạo cho hắn một cái dấu ấn qua cuộc gặp gỡ ban đầu giữa hắn với người con gái ấy để hơn mười năm sau hắn có thể gặp lại thì lúc này cái dấu ấn của cuộc gặp lần đầu trước đó sẽ gây nên trong ký ức của hắn một cảm giác thân quen giống như hắn đã từng hẹn người con gái ấy từ Kiếp trước thì lúc ấy mối nhân duyên này mới có cơ bền vững!’;

Phật bà nhanh ý phân giải:

‘Nếu sau mười năm hắn lại được gặp lại người con gái này thì hắn sẽ nghĩ rằng hắn đã có duyên ngộ trùng phùng, như vậy thì hắn mới tin rằng mối nhân duyên của hắn là do Trời đã động lòng mà xe duyên cho hắn. Có phải vậy không, thưa Phật Tổ?’;

Phật Tổ gật đầu đắc ý nói:

‘Đúng vậy, chúng ta hãy khéo sắp đặt cuộc gặp gỡ này một cách thật tình cờ và sau đó bẵng đi mười năm sau mới sắp đặt cho hắn gặp lại thì trong tâm trí hắn mới nghiệm câu nói ‘‘Hữu duyên Thiên lý năng tương ngộ’’ để hắn sẽ kết duyên với người con gái này’;

Phật bà vội vã thưa:

‘Nếu vậy, xin cho phép Đệ tử thu xếp ngay!’;

Phật Tổ lại đằng hắng:

‘Hãy nhẫn nại chút đỉnh, chúng ta cần phải bàn tính kỹ thêm về căn duyên của hắn nữa vì Phật bà cũng từng biết là hắn có số đa thê và từng có Duyên nợ Kiếp trước cho nên cần phải giải quyết triệt để việc này thì việc thành gia thất với người con gái này mới thành toàn được bền vững!’;

Phật bà chột dạ lấy làm lo lắng hỏi:

‘Bạch Phật Tổ, chẳng lẽ trước đây hắn cũng đã có lần ‘‘phạm lỗi’’ với một người con gái để rồi sau đó chia tay trong đau đớn đã không được tính vào một đời thê thiếp của hắn để coi như hắn chỉ còn lại một đời thê thiếp cuối cùng với người con gái này ư?’;

Phật Tổ lại khoát tay nói:

‘Cái chuyện trước đây của hắn hồi mà hắn đang học ở Huế chỉ là một kiểu bèo nước gặp nhau rồi hắn làm ra chuyện bậy bạ với người con gái ấy thôi chứ không thể tính vào một đời thê thiếp của hắn được!’;

Phật bà tỏ ý không hiểu liền thắc mắc:

‘Bạch Phật Tổ, Đệ tử không hiểu hàm ý này!’;

Phật Tổ ung dung đỉnh đạc cười lớn, tiếng cười vang như tiếng sấm mùa hè mà rằng:

‘Phật bà đã rời xa Cõi Phàm tục quá lâu nên không còn biết cái định nghĩa thế nào là ‘‘một đời Phu – Thê’’!

Một đời Phu – Thê không có nghĩa là hai người nam – nữ gặp nhau rồi chỉ cần làm ra cái chuyện ái ân với nhau mà thành.

Nếu nói vậy thì những kẻ phàm phu có thể ngày ngày đến lầu xanh tìm Kỹ nữ rồi làm mây mưa phong tình bậy bạ gì đó thì tất cả các Kỹ nữ cũng có thể được coi là thê thiếp của bọn họ hay sao?’;

Phật bà như đã hiểu ra lẽ đời của những kẻ phàm trần liền vội nói:

‘Nếu vậy thì phải có cưới xin...’;

Phật Tổ lại khoát tay nói:

‘Cưới xin chỉ là hình thức, chưa phải là cốt yếu!

Cốt yếu là ở chỗ cái Tâm của hai người có coi nhau là vợ chồng hay không hay chỉ coi nhau là nhân tình hay là thứ chỉ để mua vui!?’;

Phật bà tỏ vẻ e dè khi nghe Phật Tổ giảng giải lẽ đời phàm trần, Phật Tổ lại giảng tiếp:

‘... cho nên lúc trước nghĩa tử của Phật bà với người con ấy chỉ mới dừng lại ở mức độ là một đôi nam - nữ mới nảy sinh tình cảm và chỉ trong chừng mực là yêu nhau rồi dại dột mà làm ra chuyện bậy bạ thôi, trên thực tế trong tâm của hai người bọn họ chưa từng coi nhau là vợ chồng và cũng chưa thể có đủ điều kiện để coi nhau là vợ - chồng được ...’;

Phật bà thở dài nói:

‘Những kẻ Trần tục cũng có những lẽ đời phức tạp vậy chăng, thưa Phật Tổ?’;

Phật Tổ gật đầu nói:

‘Cho dù những kẻ phàm trần có ít lễ nghĩa và giáo điều hơn Phật giới chúng ta thì lẽ đời của bọn họ cũng không đơn giản hơn chúng ta nghĩ đâu!

Phàm là trong cái đơn giản cũng có cái phức tạp của nó mà trong cái phức tạp cũng có cái đơn giản của nó’;

Phật bà một lần nữa mới phát giác được cái đạo lý sâu xa của cái lẽ phu – thê của chốn Trần gian liền nói:

‘Nếu vậy, hắn cần phải tìm được một người tự nguyện với hắn coi nhau là vợ chồng, căn yếu là trong tâm của cả hai trong bọn họ phải coi nhau là vợ chồng thì mới được coi là một đời phu – thê, phải không thưa Phật Tổ?’;

Phật Tổ đáp:

‘Mới chỉ đúng một phần thôi, điều quan trọng nữa là để hắn có thể hạnh phúc bền lâu với người vợ mà chúng ta đang muốn sắp đặt cho hắn thì hắn lại phải dứt tình với người đã tự nguyện làm thê thiếp của hắn...’;

Phật bà lại trở nên lúng túng hỏi:

‘Đệ tử như đang đi vào rừng rậm không biết lối ra...’;

Phật Tổ lại cười vang như sấm:

‘Ở trần gian phàm là một đôi nam - nữ bất kỳ nào đã từng có quan hệ ái tình với nhau thì dù là ngay hay là gian cũng đều không dễ gì dứt bỏ được nhau cho nên một khi hắn đã làm một đôi phu – thê với một người con gái tự nguyện với hắn thì không chừng người con gái này cũng sẽ là một thê thiếp suốt đời với hắn và như vậy hắn sẽ phải chung sống với hai người thê thiếp đó sao?’;

Phật bà chợt hiểu ý của Phật Tổ:

‘Ý của Phật Tổ muốn là sau khi hai người tự nguyện cùng nhau làm một đời phu – thê thì sẽ phải dứt bỏ nhau để sau đó hắn chỉ sống chung duy nhất với một người thôi có phải không thưa Phật Tổ?’;

Phật Tổ tỏ vẻ tán thành:

‘Ấy mới là cái lẽ đời phức tạp của phàm trần!

Vậy cho nên, để người con gái từng nguyện làm một đời phu – thê với hắn có thể bằng lòng dứt bỏ hắn sau khi đã thành toàn một đời phu – thê thì người con gái này cũng phải có căn duyên là 2 đời chồng cho nên mới đồng ý tình nguyện kết duyên với hắn để qua một lần đò dang dở sau đó sẽ lại lấy người khác làm chồng!’;

Nghe đến đó, Phật bà liền tiếp lời:

‘Người con gái kia sau khi dứt tình với hắn sẽ đi lấy chồng còn hắn sẽ lấy người con gái mà chúng ta sắp đặt cho hắn làm vợ...’;

Phật Tổ tán thưởng:

‘Phật bà đã thấu tỏ sự việc rồi đó!’;

Vốn dĩ Phật bà luôn lo lắng và quan tâm cho Thiên Cơ nên khi đã có chiều hướng tỏ tường sự việc thì muốn tức thì rời Phật điện để đi tìm Thiên Cơ, nhác thấy tâm tính của Phật bà bộc lộ ra mặt, Phật Tổ liền can gián:

‘Phật bà chỉ vì quá cưng chiều thằng nghĩa tử của mình mà luôn hấp tấp vội vàng không kịp nghĩ suy cho chu toàn mọi việc cho hắn!’;

Phật bà ấp úng hỏi lại:

‘Vẫn còn chưa hết cái lẽ phàm trần hay sao, thưa Phật Tổ?’;

Phật Tổ gật đầu rồi lại nói:

‘Vẫn còn một lẽ nữa đó là hắn vẫn còn Tiền duyên Kiếp trước!

Những điều trên đây là chỉ mới giúp cho hắn qua được một đời thê thiếp của Kiếp hiện tại nhưng hắn vẫn còn nặng nợ với Tiền duyên của Kiếp trước nên trong tâm can của hắn vẫn không dứt được cái Tơ duyên mơ hồ đã trói buộc hắn từ bao nhiêu Kiếp trước của hắn cho tới Kiếp này!’;

Phật bà băn khoăn thở dài:

‘Duyên kiếp của hắn lại lòng vòng rắm rối như tơ vò vậy sao thưa Phật Tổ? Nếu vậy thì làm sao để giải cái Căn duyên của hắn một cách hiệu quả nhất mà lại đơn giản nhất thưa Phật Tổ?’;

Phật Tổ khoát tay ôn tồn nói:

‘Căn duyên của hắn cũng giống như một con bệnh có nhiều bệnh cùng hoành hành một lúc.

Không thể có một loại thuốc duy nhất để có thể trị được tất cả mọi loại bệnh mà mỗi một phương thuốc chỉ trị được một bệnh mà thôi.

Cho nên cần phải trị lần lượt từng loại bệnh theo đúng từng phương thuốc mà thôi!’;

Phật bà lại giác ngộ được một chân lý:

‘Nếu vậy thì hắn lại phải tìm một người con gái cũng đã từng có Duyên nợ từ Kiếp trước để tình nguyện làm một đời phu – thê của hắn phải không thưa Phật Tổ?’;

Phật Tổ đáp :

‘Đúng như vậy, người con gái mà hắn đã từng làm chuyện bậy bạ trước đây phàm chỉ là một con thỏ bạch ở Kiếp trước, Kiếp này mới được đầu thai làm người nên Kiếp trước cũng chưa từng có Duyên nợ vì thế sau khi hắn dứt tình cũng không thể giải được Duyên nợ Kiếp trước của hắn.

Người con gái mà Phật bà đang định sắp đặt cho hắn cũng chưa từng có Duyên nợ Kiếp trước vì Kiếp trước người con gái này cũng chỉ là một cây Nhân sâm ngàn năm mọc trên núi tuyết cho đến Kiếp này mới được đầu thai làm người...’;

 Phật bà nghe vậy muốn thay đổi chủ ý:

‘Nếu thế, Đệ tử xin thay đổi một người khác từng có Duyên nợ Kiếp trước để thành toàn thê thiếp cho hắn thì có được không thưa Phật Tổ?;

Phật Tổ lại khoát tay nói:

‘Vô ích, phàm là vạn vật trong Vũ trụ luôn xoay vần, Tạo hoá luôn thay đổi cho nên con người cũng không ngoại trừ bị chi phối theo qui luật vần vũ biến hoá của Vũ trụ và Tạo hoá.

Có nghĩa rằng nếu Kiếp này hắn lấy một người từng có nợ Duyên Kiếp trước làm vợ thì người này lại sẽ không thể chung thuỷ với hắn...’;

Phật bà than vãn:

‘Sao mà...’;

Phật bà chưa kịp vãn lời than thì Phật Tổ đã cắt lời:

‘Phật bà muốn chu toàn cho hắn việc này thì phải bảo hắn tìm một người con gái từng có Duyên nợ Kiếp trước và cũng có căn số ít nhất là hai đời chồng đồng ý tình nguỵên một đời phu – thê với hắn cho đến khi cả hai đều đã cảm thấy mãn nguyện với nhau rồi thì sẽ dứt tình và cùng tình nguyện cắt duyên Kiếp trước thì sau đó hai người sẽ đường ai nấy đi: Trai thì lại lấy vợ, gái thì lại gả chồng...’;

Phật Tổ nói đến đây thì Phật bà đã hiểu hết lẽ phàm trần để giải hết duyên nợ Kiếp trước và căn số đa thê cho Thiên Cơ. Phật Tổ lại nói:

‘Để việc này có thể thành toàn tuyệt đối không sai sót, Phật bà hãy để hắn tự tìm người con gái này và hãy để hắn tự thân vận động mà không được phép can thiệp tìm giúp hắn bởi lẽ vì đấy là ‘‘Thiên cơ bất khả lậu’’.

Hắn đã là Thiên Cơ thì hắn cũng sẽ khắc biết được thế nào là ‘‘Thiên Cơ’’ để tự tìm cách giải cứu cho Duyên nợ và Căn số Phu – Thê của hắn một cách vẹn toàn’;

Phật bà nghe vậy lại lo lắng hỏi:

‘Nếu vậy thì việc Đệ tử đang dự định sắp xếp cho hắn người con gái mà hắn sẽ lấy làm vợ duy nhất chung sống với hắn đến tận cuối đời thì có được không thưa Phật Tổ?’;

Phật Tổ nói:

‘Điều này lẽ ra cũng không được nhưng vì phàm là thứ gì cũng có ngoại lệ ! Vì sự quan tâm của Phật bà đối với Thiên Cơ nên ta bằng lòng cho hắn sự ngoại lệ này!’;

Phật bà hết lòng cảm kích và biết ơn đối với ân huệ của Phật Tổ đã ban cho Thiên Cơ chính là một người con gái mà Phật bà muốn sắp đặt cho Thiên Cơ sau này.


>>> Thiên cơ
>>> Giáng phàm
>>> Ngọc Nữ
>>> Xa mẹ
>>> Cảm xúc đầu đời
>>> Trò chơi nguy hiểm
>>> Chữ tuyệt
>>> Hạn Mười ba tuổi
>>> Du hồn
>>> Hạ sơn
>>> Mưu cầu Sự nghiệp
>>> Đặc ân
>>> Trái cấm
>>> Ngày chia ly nghiệt ngã
>>> Sang trang
>>> Hình ngục
>>> Bị tống giam
>>> 
San yǒung (산영)
>>> Bảo mẫu
>>> Đại nạn
>>> Thiên la - Địa võng
>>> Ba lần cửa quan
>>> Bế quan
>>> Dự án
>>> Hậu vận
>>> 
San yǒng (산영)
>>> Thức dậy
>>> Cảm hóa
>>> Lời giã biệt
>>> Khi người đàn ông khóc
>>> Có em trong đời

>>> Vắng em

 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết