Mưu cầu Sự nghiệp - Công ty TNHH Tam Hùng

Mưu cầu Sự nghiệp

Chủ nhật - 13/01/2013 17:25
Lại nói đến tôi, lúc này tôi đã hoàn thành một Công trình nghiên cứu lớn của mình về Dự báo Địa chấn Động học và đã gửi đến Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu là Viện trưởng Viện Khoa học Việt nam lúc bấy giờ (1988), Nghiên cứu của tôi đã gây một chấn động lớn đối với Giới Khoa học hàng đầu của Việt nam vào thời đó.

Tuy vậy, Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu đã có Công văn chính thức cho tôi và cho Trường Đại học Tổng hợp Huế với nội dung tựa ý rằng ‘vì Viện Khoa học Tự nhiên Việt nam ở xa nên không thuận tiện cho tôi đang còn học Phổ thông Trung học ở Huế, Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu yêu cầu Trường Đại học Tổng hợp Huế tổ chức Hội thảo và tìm điều kiện để giúp đỡ đặc biệt cho tôi’.

Tôi và cả bố mẹ của tôi cũng rất nóng lòng trông đợi sự trả lời của Đại học Tổng hợp Huế.

Thế nhưng, sau hơn hai tháng chuẩn bị tôi mới được Đại học Tổng Huế chuẩn y để Hội thảo. Rốt cuộc, những bậc thầy của Đại học Tổng hợp Huế đã tìm cách đánh bại tôi.

Chưa đầy một tháng sau (tháng 10 năm 1988), Armenia thuộc Liên xô cũ đã bị động đất nặng lên tới 10 độ Richter đã khiến cho hơn hai mươi vạn người phải thiệt mạng. Tôi vô cùng đau đớn và khổ sở... bởi tôi nghĩ rằng nếu những nghiên cứu của tôi được chú ý đến thì may ra...

Phật bà lại đến bên tôi và an ủi tôi rằng:

‘Con hãy nhớ, Phật tổ đã dành cho con một định mệnh rằng con chỉ thành đạt sau khi con đã ngoại tứ tuần. Trước tuổi tứ tuần cho dù con có cố gắng đến mấy cũng không thành...!’;

Tôi buồn bã hỏi lại:

‘Tại sao lại phải như thế, thưa mẹ?’;

Phật bà trả lời:

‘Phàm thứ gì trong Vũ trụ sớm hưng thịnh thì cũng sớm suy tàn:

Nếu con chưa kịp hội tụ cho con mọi tinh tuý và khi con chưa có một nền tảng chắc chắn mà chỉ có một mũi nhọn đột phá thì con khó có thể mưu đồ cơ nghiệp lớn.

Đây là lúc mà con cần phải kiên nhẫn rèn luyện chí lớn và trau dồi trí tuệ cùng với đức độ thì sau này con mới có thể nên được nghiệp lớn’;

Phật bà lại nói tiếp:

‘Với nữa, Luật nhân quả rất công bằng, phàm những ai muốn nên được nghiệp lớn cũng phải đánh đổi bằng những kiếp nạn và bất hạnh của bản thân:

Phật tổ muốn con phải chịu nhiều kiếp nạn và bất hạnh ở tiền vận để hậu vận của con mới có cơ thịnh vượng bền vững.

Cũng vì vậy, đây là thời kỳ mà con đang phải chịu mọi kiếp nạn lớn nhất trong cả cuộc đời của con. Nếu con nhờ vả bất kỳ ai hoặc nếu bất kỳ ai giúp con thì người đó sẽ phải gánh hoạ cho con đó...

Vì thế, con phải thân tự lập thân không được cậy nhờ ai vào lúc này!’;

Từ lời căn dặn của Phật bà, tôi nghiệm lại với thực tế của tôi:

Sau khi tốt nghiệp Phổ thông Trung học Quốc học Huế, tôi đã cất công ra tận Viện Khoa học Tự nhiên Việt nam xin gặp Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu, sau khi sát hạch, Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu đã thừa nhận về trình độ học vấn của tôi là đã hơn hẳn những người từng tốt nghiệp Đại học và chấp thuận cho tôi được làm cộng tác viên của Viện:

‘Tôi thừa nhận em có một trình độ tư duy cao hơn hẳn một sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, vậy mà tại sao Trường Đại học Tổng hợp Huế lại bảo em bị thần kinh là thế nào?

Tuy vậy, Việt nam chưa có những chính sách đặc biệt đối với những trường hợp như em nên tôi mong muốn rằng dù là Đại học nào thì em cũng cần phải có một tấm bằng chính thức thì mới có thể trở thành nhân viên chính thức của Viện.

Hiện thời em có thể vừa làm Cộng tác viên của Viện vừa tiếp tục học cho đến lúc kết thúc Đại học’;

....

Tôi đành phải quay trở về Huế để bắt đầu học Đại học Sư phạm Huế.

Thế rồi, sau khi tôi trở về học Đại học vài năm sau thì cô Hồng là vợ của Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu qua đời và kể từ đó Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu liên tục gặp nhiều bất hạnh tiếp theo giống như lời Phật bà đã nói:

Tai hoạ bắt đầu giáng xuống những ai từng giúp đỡ tôi.

Sau khi tôi trở về Huế, tôi vào học Đại học Sư phạm Huế như lời căn dặn của Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu. Thời kỳ đó, tôi không biết phải lựa chọn cho mình một trường Đại học nào cho thật ưng ý và những người lớn tuổi cũng chưa biết cân nhắc cho tôi vào trường nào là tốt nhất.

Mẹ tôi cho rằng tôi phải vào Đại học Sư phạm để sau này có thể trở thành Giáo sư như Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, vậy là tôi vâng lời...

Khi tôi vừa đặt chân vào trường Đại học Sư phạm Huế và tôi đã chọn Khoa Vật lý thì Chủ nhiệm Khoa Vật lý lúc bấy giờ là thầy Nguyễn Thúc Huy (thầy Nguyễn Thúc Huy vốn là con thứ trong một gia đình của Dòng họ Nguyễn Thúc rất nổi tiếng gồm có Giáo sư Nguyễn Thúc Đỉnh, Giáo sư Nguyễn Thúc Hào đều là những anh em ruột của thầy và đều là những Giáo sư hàng đầu trong các Thế hệ Trí thức đầu đàn của Việt nam) đã gặp tôi và nói rằng:

‘Lần em trình bày ở Hội thảo Vật lý do Đại học Tổng hợp Huế tổ chức, tôi cũng được họ mời đến tham dự:

Tôi biết rằng có rất nhiều vấn đề em nói đúng và phía Đại học Tổng hợp Huế vấp phải nhiều sai lầm nhưng tôi không thể bảo vệ em vì đây là một vấn đề tế nhị, tôi phải giữ cho uy tín của họ.

Bây giờ em đã vào trường và Khoa Vật lý của tôi, nếu em vẫn mang một hoài bão thì tôi sẽ cố gắng hết sức mình để giúp em toại nguyện!’;

Tôi như mở cờ trong bụng, chủ nhật đầu tiên tôi đã tìm đến nhà thầy ở số 7 Lý Thường Kiệt – Huế, thầy đã đón tôi trong một căn nhà đơn sơ của một nhà giáo nhưng rất đỗi ấm áp tình cảm của một người thầy và là một nhà sư phạm mẫu mực. Tôi vẫn ghi nhớ mãi trong lòng những lần được gặp thầy, nhưng tiếc rằng sau khi tôi vào học ở trường được 3 tháng thì thầy đã vội qua đời vì ung thư gan.

Phải chăng thầy đã qua đời vì nó ứng nghiệm với lời nói của Phật bà?

Thầy Nguyễn Thúc Huy qua đời là một thiệt thòi rất lớn đối với tôi, ước mơ và hoài bão của tôi lập tức bị tan vỡ vì người mới lên thay lại không thích tôi, tôi không hiểu vì cớ gì...

Tôi vẫn cố gắng học cho đến hết năm thứ hai của Đại học Sư phạm Huế bởi vẫn còn một cơ hội đang chờ đón tôi vì lúc đó Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Pháp là Clause Blanchemaison đã được sự tiến cử của thầy Nguyễn Thúc Huy nên đã bảo lãnh cho tôi được đi du học tại Pháp với điều kiện tôi học tốt tiếng Pháp.

Tôi đâu ngờ rằng khi tiếng Pháp của tôi đã bắt đầu có kết quả tốt thì Công an Huế đã giữ Hồ sơ Đại học của tôi không cho tôi làm thủ tục đi du học, tôi cũng không hiểu vì nguyên cớ gì.

Kết cục, Đại sự Đặc mệnh Toàn quyền Pháp Clause Blanchemaison cũng đã phải kết thúc nhiệm kỳ ngay sau đó và sau khi trở về Pháp cũng gặp phải nhiều bất hạnh kéo theo...

Tôi vô cùng thất vọng vì không được đi du học, không những vậy, Đại học Sư phạm Huế cũng đã có quyết định buộc tôi thôi học.

Thế nhưng, trong cái vận hạn của tôi cũng lại có sự may mắn khác để chắp nối liền mạch cho cuộc đời công danh và sự nghiệp của tôi.

Số là Tiến sỹ Nguyễn Tuệ từng là giảng viên Khoa toán – Bộ môn Toán Vi tính cũng là người cùng quê Quảng Bình với tôi được biết tin tôi thôi học ở Đại học Sư phạm Huế, đã lấy làm tiếc thay cho tôi, liền khuyên tôi nên tiếp tục học và bảo lãnh cho tôi học tiếp ở Đại học Tổng hợp Hà nội.

Đó cũng là may mắn lớn cho tôi nhưng đã kéo theo một chuỗi những bất hạnh lớn cho cuộc đời của thầy: Một năm sau khi tôi ra học ở Đại học Tổng hợp Hà nội thì thầy Nguyễn Tuệ được mời đi chuyên giảng ở Angierie nhiều năm.

Thế rồi thầy Nguyễn Tụê ra đi được vài năm thì vợ thầy qua đời vì ung thư đường ruột. Và lại một năm sau đó nữa thì đứa con trai duy nhất của thầy mới lên tám tuổi đang trên đường đi học về đã bị tai nạn ôtô và cũng qua đời... tai hoạ đã giáng xuống thầy Nguyễn Tuệ vì tôi ư!?

Rất nhiều chuyện đau lòng khác liên tiếp đã xảy ra đối với nhiều người đàn ông đã từng giúp tôi: Càng là những người có địa vị và danh vọng lớn trong Xã hội thì họ càng phải chịu những bất hạnh và tai hoạ càng lớn đúng như lời Phật tổ đã lưu ý với Phật bà Quan âm Bồ tát.

Cho đến bây giờ tôi chỉ chiêm nghiệm được những điều đó linh ứng với sự cảnh báo trước của Đức Phật tổ Như lai nhưng tôi vẫn không tin rằng những người từng giúp tôi đã vì tôi mà phải gặp bất hạnh bởi vì những bất hạnh đó không phải phút chốc bất thình lình giáng xuống họ mà đều có căn nguyên và có cả một quá trình lâu dài của nó.

Tỷ dụ, thầy Nguyễn Thúc Huy đã qua đời vì ung thư gan thì rõ ràng thầy đã nhiễm bệnh từ trước rất lâu và tính từ khi thầy bắt đầu giúp tôi cho đến lúc thầy mất chỉ vọn vẹn ba tháng thì không thể nói rằng tôi đã khiến thầy thiệt mạng nhưng nếu nói theo luật nhân quả và nhân duyên của Phật giáo thì giữa thầy và tôi đã có duyên nợ từ trước... tôi chỉ biết vậy và không thể lý giải hơn được nữa.

Tuy vậy, những người đã từng giúp tôi đều luôn phải gặp những bất hạnh thì càng không thể lý giải được nếu không chấp nhận luật nhân duyên và nhân quả của Phật giáo.

Nhưng nếu đã chập nhận Luật nhân duyên – nhân quả thì lại phải chấp nhận một điều rằng duyên nợ giữa tôi và những người đã từng giúp tôi là không thể tránh được.

Lại nói đến những câu chuyện ở trên Phật giới, Phật tổ nói với Phật bà:

‘Phật bà có biết nghĩa tử của Phật bà đang phải lòng ai không?’;

Phật bà xá một tay trước ngực và thưa với Phật tổ:

‘Dạ, Đệ tử biết nhưng Đệ tử thiết nghĩ hắn đã xuống Trần gian thì thân phận của hắn cũng giống như những kẻ phàm trần, hắn có thể yêu hay ghét một ai đó thì có gì là lạ, thưa Phật tổ?’;

Phật tổ chau mày nói:

‘Hắn là kẻ có số đào hoa:

Qua sông thì lắm kẻ đợi

Đến bến thì lắm kẻ chờ...

Nhưng mà cũng vì thế nên hay bị hoa đào, hắn dễ bị những kẻ có nhan sắc lung lạc khiến cho hắn quên cả sự nghiệp...’;

Phật bà vội phân trần:

‘Âu đó cũng là thói thường của những kẻ phàm trần...’;

Phật tổ nghiêm giọng:

‘Nhưng đối với hắn thì khác, hắn từng được Phật bà dưỡng dục từ trước khi được sinh hạ nên hắn cần phải chay giới và cần phải tu rèn bản thân hắn thành người chính trực trước khi nghĩ tới việc lập gia thất của hắn.

Hắn là kẻ si tinh, không chỉ là kẻ si tình ở kiếp này mà hắn là kẻ si tình từ nhiều kiếp trước cho nên bây giờ hắn là kẻ si tình ngu dại: Nếu hắn đã phải lòng ai thì si mê cuồng dại đến mức quên hết mọi sự trên đời’;

Phật bà thở dài muốn phân giải để Phật Tổ ban cho Thiên Cơ một ngoại lệ:

‘Bạch Phật Tổ, Đệ tử vẫn biết vậy nhưng Thiên Cơ vẫn là một kẻ biết chung tình nên chỉ cần tìm được cho hắn một người con gái hiền thảo biết lo lắng và quan tâm cho hắn là được, có phải không ạ?’;

Phật Tổ bất giác phật ý:

‘Ta nghĩ Phật bà hãy sớm khuyên can hắn từ bỏ ý định đó ngay đi!

Hắn là kẻ có số đa thê: Vì hắn đã lỡ hẹn với người mà hắn từng yêu từ Kiếp trước cho nên Kiếp này hắn mang theo Duyên nợ Tiền kiếp xuống Trần gian để tìm cho được người mà từ thuở xa xưa hắn đã từng hẹn ước.

Nhưng Tạo hoá trêu ngươi, Vũ trụ xoay vần vì người mà hắn từng hẹn từ Kiếp trước đâu có thể được đầu thai cùng Kiếp này với hắn!?

Với lại, phàm là kẻ nào mỗi khi mãn kiếp (chết đi) đều phải xuống Cửu tuyền và trước khi xuống Cửu tuyền đều phải đi qua Cầu Nại Hà, trước khi qua cầu đều phải uống Canh Mê (ăn Cháo Lú) để quên hết những chuyện của Kiếp trước thì mới được xuống Cửu tuyền và mới được đầu thai về Kiếp sau.

Cho nên nếu cho dù người ấy có được đầu thai cùng Kiếp với hắn thì liệu rằng người ấy có còn nhớ đến Duyên nợ với hắn nữa hay không?’;

Phật bà thở dài não lòng:

‘Vậy nên bây giờ trong tâm trí của hắn, bóng dáng của người mà hắn đã từng hẹn ở Kiếp trước cũng chỉ là mơ hồ mà thôi...’;

Phật Tổ liền nói tiếp:

‘... bởi vậy mới nói là hắn si mê một cách ngu dại: Vì bây giờ trong tiềm thức của hắn chỉ còn mơ hồ rằng hắn đã từng hẹn ước với một người trong Tiền kiếp nhưng người ấy là ai thì hắn cũng không nhớ...

Khốn thay, cái bóng dáng mờ ảo của người ấy đã khiến cho hắn khi gặp bất kỳ một người con gái nào cũng đều làm cho hắn tưởng rằng hắn đã từng hẹn với người ấy từ nhiều Kiếp trước nhưng rốt cuộc sau khi gặp gỡ hoặc quen biết thậm chí lập gia thất với người ấy rồi thì rồi hắn lại phát giác rằng người ấy không phải là người mà hắn đã từng hẹn ước!’;

Phật bà chột dạ nói:

‘Vậy nên trong thâm tâm của hắn vẫn luôn đeo đẳng một ý nghĩ là phải tìm bằng được người hắn đã từng hẹn ước cho dù hắn đã lập gia thất!?’;

Phật Tổ đằng hắng:

‘Chính vậy, đó chính là nguyên nhân đã khiến cho căn duyên của hắn có nhiều thê thiếp...’;

Phật bà muốn nghĩ ra một kế sách:

‘Bạch Phật Tổ, đã vậy, nếu chúng ta tìm được cho hắn đúng người mà hắn từng hẹn ở Kiếp trước thì phỏng có được không?’;

Phật Tổ lắc đầu:

‘Ta đã nói và Phật bà cũng biết rằng trước khi được đầu thai thì bất kỳ ai cũng đều phải uống Canh Mê để quên toàn bộ Kiếp trước của mình nên cho dù chúng ta có giúp hắn tìm được người ấy thì thì người ấy cũng không nhớ rằng đã có hẹn ước với hắn hay không thì phỏng có ích gì!?

Phật bà có muốn ta phục hồi ký ức Kiếp trước cho người ấy cũng không được vì đó là điều cấm kỵ, đã từ lâu Phật giới không được phép can thiệp quá sâu vào việc của những người Trần gian’;

Phật bà phân vân hồi lâu mới chợt nghĩ đến một điều:

‘Nếu vậy, chỉ còn một cách tốt nhất là ngoài ba mươi lăm tuổi hắn mới lập gia thất thì lúc ấy mới triệt giảm được căn số đa thê của hắn!?’;

Phật Tổ tán thành:

‘Đúng vậy, nếu hắn lập gia thất muộn thì may ra căn số đa thê của hắn mới phân giảm được phần nào’;

Phật bà vâng lệnh rồi hạ giới tìm Thiên Cơ.


>>> Thiên cơ
>>> Giáng phàm
>>> Ngọc Nữ
>>> Xa mẹ
>>> Cảm xúc đầu đời
>>> Trò chơi nguy hiểm
>>> Chữ tuyệt
>>> Hạn Mười ba tuổi
>>> Du hồn
>>> Hạ sơn
>>> Đặc ân
>>> Trái cấm
>>> Ngày chia ly nghiệt ngã
>>> Sang trang
>>> Hình ngục
>>> Bị tống giam
>>> Trọng thương
>>> 
San yǒung (산영)
>>> Bảo mẫu
>>> Đại nạn
>>> Thiên la - Địa võng
>>> Ba lần cửa quan
>>> Bế quan
>>> Dự án
>>> Hậu vận
>>> 
San yǒng (산영)
>>> Thức dậy
>>> Cảm hóa
>>> Lời giã biệt
>>> Khi người đàn ông khóc
>>> Có em trong đời

>>> Vắng em

 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết